Vào bảo tàng Cung đình tròn 100 tuổi ở Huế, chiêm ngưỡng các bảo vật vô giá

Sự kiện: 24h vạn dặm

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hiện lưu giữ, bảo quản và trưng bày hơn 11.000 hiện vật, trong đó có 8 hiện vật và bộ hiện vật, với 33 hiện vật đơn lẻ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Ngày 24/8, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Musée Khải Định - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Tham dự có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Nguyễn Văn Phương, cùng đại diện cơ quan quản lý văn hóa Trung ương và địa phương, giới nghiên cứu văn hóa, chuyên gia về bảo tồn bảo tàng, các nhà sưu tầm cổ vật...

Ngày 24/8, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Musée Khải Định - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Tham dự có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Nguyễn Văn Phương, cùng đại diện cơ quan quản lý văn hóa Trung ương và địa phương, giới nghiên cứu văn hóa, chuyên gia về bảo tồn bảo tàng, các nhà sưu tầm cổ vật...

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung, ngày 17/8/1923, Hoàng đế Khải Định đã ban hành chỉ dụ cho phép thành lập ở kinh đô Huế một bảo tàng, lấy tên là Musée Khải Định. Đây là dấu mốc cho sự ra đời của Musée Khải Định, một trong những bảo tàng được thành lập sớm nhất tại Việt Nam.

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung, ngày 17/8/1923, Hoàng đế Khải Định đã ban hành chỉ dụ cho phép thành lập ở kinh đô Huế một bảo tàng, lấy tên là Musée Khải Định. Đây là dấu mốc cho sự ra đời của Musée Khải Định, một trong những bảo tàng được thành lập sớm nhất tại Việt Nam.

Trải qua biến thiên của lịch sử, Bảo tàng đã nhiều lần thay đổi tên gọi. Tháng 8/1945, vua Bảo Đại thoái vị, Bảo tàng Khải Định trực thuộc sự quản lý điều hành của Ủy ban Hành chính Trung bộ. Đầu năm 1947, thực dân Pháp tái chiếm Huế, Bảo tàng Khải Định được đổi tên thành Tàng Cổ viện trực thuộc Viện Văn hóa Trung Việt. Từ năm 1958, đổi tên thành Viện Bảo tàng Huế; năm 1979 đổi tên thành Bảo tàng Cổ vật Huế. Từ năm 1995 đổi tên thành Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. Đến năm 2007 nơi đây có tên là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Trải qua biến thiên của lịch sử, Bảo tàng đã nhiều lần thay đổi tên gọi. Tháng 8/1945, vua Bảo Đại thoái vị, Bảo tàng Khải Định trực thuộc sự quản lý điều hành của Ủy ban Hành chính Trung bộ. Đầu năm 1947, thực dân Pháp tái chiếm Huế, Bảo tàng Khải Định được đổi tên thành Tàng Cổ viện trực thuộc Viện Văn hóa Trung Việt. Từ năm 1958, đổi tên thành Viện Bảo tàng Huế; năm 1979 đổi tên thành Bảo tàng Cổ vật Huế. Từ năm 1995 đổi tên thành Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. Đến năm 2007 nơi đây có tên là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Dù Bảo tàng đã nhiều lần thay đổi tên gọi, nhưng trụ sở chính vẫn là điện Long An - ngôi điện nằm trong cung Bảo Định, xây dựng vào năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị, được đánh giá là cung điện đẹp nhất còn lại cho đến ngày nay.

Dù Bảo tàng đã nhiều lần thay đổi tên gọi, nhưng trụ sở chính vẫn là điện Long An - ngôi điện nằm trong cung Bảo Định, xây dựng vào năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị, được đánh giá là cung điện đẹp nhất còn lại cho đến ngày nay.

Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã để lại trên vùng đất Huế hệ thống thành quách, cung điện, đền đài, lăng tẩm, cùng với đó là hệ thống cổ vật phản ánh đầy đủ các mặt của đời sống cung đình thời Nguyễn.

Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã để lại trên vùng đất Huế hệ thống thành quách, cung điện, đền đài, lăng tẩm, cùng với đó là hệ thống cổ vật phản ánh đầy đủ các mặt của đời sống cung đình thời Nguyễn.

Hiện nay, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ, bảo quản và trưng bày hơn 11.000 hiện vật, trong đó có 8 hiện vật và bộ hiện vật với 33 hiện vật đơn lẻ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Phần trưng bày chính của Bảo tàng được tổ chức tại điện Long An, đem đến cho du khách một cái nhìn tổng quan về đời sống của Hoàng gia triều Nguyễn.

Hiện nay, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ, bảo quản và trưng bày hơn 11.000 hiện vật, trong đó có 8 hiện vật và bộ hiện vật với 33 hiện vật đơn lẻ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Phần trưng bày chính của Bảo tàng được tổ chức tại điện Long An, đem đến cho du khách một cái nhìn tổng quan về đời sống của Hoàng gia triều Nguyễn.

Chiều cùng ngày, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế diễn ra triển lãm cổ vật với chủ đề: “Từ Musée Khải Định đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế”.

Chiều cùng ngày, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế diễn ra triển lãm cổ vật với chủ đề: “Từ Musée Khải Định đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế”.

Triển lãm đã trưng bày, giới thiệu đến công chúng, du khách 100 hiện vật tiêu biểu thời Khải Định, thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Triển lãm đã trưng bày, giới thiệu đến công chúng, du khách 100 hiện vật tiêu biểu thời Khải Định, thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Ấn vàng thời nhà Nguyễn.

Ấn vàng thời nhà Nguyễn.

Kim sách (sách bằng vàng).

Kim sách (sách bằng vàng).

Bộ đồ rượu - cổ vật bằng bạc.

Bộ đồ rượu - cổ vật bằng bạc.

Chiếc ấn Khải Định bằng chất liệu bạc mạ vàng.

Chiếc ấn Khải Định bằng chất liệu bạc mạ vàng.

Đỉnh và bình bạc.

Đỉnh và bình bạc.

Con dấu bằng bạc.

Con dấu bằng bạc.

Tiền vàng.

Tiền vàng.

Đồng tiền cổ bằng bạc thời nhà Nguyễn.

Đồng tiền cổ bằng bạc thời nhà Nguyễn.

Chén ngọc, khay và bình cổ.

Chén ngọc, khay và bình cổ.

Ngọc ấn

Ngọc ấn

Các vật dụng hoàng gia.

Các vật dụng hoàng gia.

Nhân kỷ niệm 100 năm Musée Khải Định - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Nguyễn Văn Phương đề nghị Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục lựa chọn đơn vị, cá nhân đủ năng lực, kinh nghiệm tư vấn phương án thiết kế bảo tàng theo hướng khoa học, hiện đại, kiến trúc phải có sự kế thừa truyền thống, hài hòa với tổng thể di tích cố đô Huế theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ.

Nhân kỷ niệm 100 năm Musée Khải Định - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Nguyễn Văn Phương đề nghị Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục lựa chọn đơn vị, cá nhân đủ năng lực, kinh nghiệm tư vấn phương án thiết kế bảo tàng theo hướng khoa học, hiện đại, kiến trúc phải có sự kế thừa truyền thống, hài hòa với tổng thể di tích cố đô Huế theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Văn ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN