Vẫn loay hoay 7 giấy tờ cho phép F0 hưởng chế độ BHXH
Bộ LĐ-TB&XH chưa đồng quan điểm với Bộ Y tế về việc cơ quan nào có thẩm quyền quy định bảy loại giấy tờ là cơ sở cho người lao động mắc COVID-19 tại nhà được hưởng BHXH theo chế độ ốm đau.
Hai bộ LĐ-TB&XH, Y tế đều thống nhất cần công nhận bảy loại giấy tờ làm cơ sở cho người lao động (NLĐ) mắc COVID-19 tại nhà được hưởng BHXH theo chế độ ốm đau.
Tuy nhiên, trong khi Bộ Y tế cho rằng thẩm quyền quyết định thuộc về Quốc hội hoặc chí ít là Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Bộ LĐ-TB&XH cho rằng Bộ trưởng Bộ Y tế hoàn toàn có thể quyết định được.
Trong khi Bộ Y tế cho rằng thẩm quyền quyết định thuộc về Quốc hội hoặc chí ít là Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Bộ LĐ-TB&XH cho rằng Bộ trưởng Y tế hoàn toàn có thể quyết định được. Ảnh: NGUYỆT NHI
Làm căn cứ cho F0 hưởng chế độ ốm đau
Trong văn bản ngày 20-4 gửi Văn phòng Chính phủ để tập hợp ý kiến về vấn đề này, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng Luật BHXH quy định bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm quy định về mẫu, loại giấy chứng nhận nghỉ việc để NLĐ hưởng chế độ ốm đau do BHXH chi trả. Trong bảy loại giấy mà hai bộ đã thống nhất thì năm loại là do cơ sở y tế ban hành, như thế là phù hợp với thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Đối với hai loại giấy tờ không do cơ sở y tế cấp (quyết định cách ly tại nhà và giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly - do chính quyền địa phương cấp) thì Bộ Y tế hoàn toàn có thể hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào hai loại giấy tờ này để cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, bảo đảm quyền lợi cho NLĐ.
Như thế, thay vì phải Chính phủ trình Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết mất nhiều thời gian, Bộ Y tế chỉ cần sửa Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn phần trách nhiệm của Bộ Y tế trong Luật BHXH là đủ.
Việc tháo gỡ khó khăn trong công nhận các loại giấy tờ làm căn cứ cho F0 điều trị, cách ly tại nhà hưởng chế độ ốm đau đang do Bộ Y tế chủ trì.
Người dân mong mỏi bảy loại giấy tờ được công nhận
Trong văn bản báo cáo Thủ tướng đầu tháng 4, Bộ Y tế dự kiến bảy loại giấy tờ như vậy nhưng cho rằng mình không có thẩm quyền công nhận. Dẫn văn bản của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế cho biết vấn đề này chưa được quy định rõ trong các luật hiện hành nên thẩm quyền quyết định phải là Quốc hội.
Vậy nên Bộ Y tế đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành nghị quyết tháo gỡ.
Đầu tháng 2, cả nước có trên 3,4 triệu người mắc COVID-19. Ngoài số ca nặng, phải nằm viện điều trị, có giấy xác nhận của cơ sở y tế để hưởng chế độ ốm đau của BHXH thì có tới 80% F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng, theo hướng dẫn của Bộ Y tế chỉ cần nghỉ ngơi, theo dõi, điều trị tại nhà. Theo quy định chung, số này có thể xin chứng nhận nghỉ việc do mắc COVID-19 để hưởng chế độ BHXH.
Bộ Y tế đề xuất sửa đổi một thông tư của Bộ Y tế hoặc ban hành một nghị định của Chính phủ để công nhận bảy loại giấy tờ này. Nhưng hơn hai tháng trôi qua, chính sách này vẫn chưa thể ban hành, trong khi người dân đang mong mỏi từng ngày. |
Tuy nhiên, Bộ Y tế nhận thấy việc xin cấp giấy này rất khó khăn do thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian. Chưa kể nhu cầu cấp giấy quá lớn gây quá tải hệ thống y tế cơ sở, nơi đang phải ưu tiên phòng chống dịch. Thêm vào đó, nhu cầu cấp giấy lớn dẫn tới tập trung đông người, dễ lây lan dịch.
Trong khi đó, thực tế NLĐ nghỉ việc để cách ly, theo dõi, tự điều trị COVID-19 có nhiều giấy tờ có thể làm căn cứ xác thực. Vì vậy, công nhận bảy loại giấy tờ nêu trên giá trị như giấy chứng nhận nghỉ việc để BHXH chi trả chế độ ốm đau là giải pháp hợp lý nhất.
Quy định hiện hành về điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Theo quy định tại Điều 25 Luật BHXH năm 2014, NLĐ bị ốm đau hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới bảy tuổi bị ốm đau mà có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Chế độ này cũng được áp dụng để chi trả cho người tham gia BHXH, bị mắc COVID-19 phải nghỉ việc hoặc nghỉ việc để chăm sóc con dưới bảy tuổi bị mắc COVID-19.
Về hồ sơ hưởng: Theo quy định tại Luật BHXH năm 2014, bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện và các giấy tờ khác làm căn cứ hưởng BHXH. Bộ Y tế đã có Công văn 1492/2021, Công văn 238/2022, theo đó, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ bị ốm đau thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 100 Luật BHXH năm 2014; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế. Cụ thể, hồ sơ đề nghị hưởng (đối với NLĐ là F0 hoặc chăm con dưới bảy tuổi là F0) gồm giấy tờ sau:
+ Đối với NLĐ là F0 điều trị nội trú: Giấy ra viện.
+ Đối với NLĐ là F0 điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện có chỉ định của y bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Về thời gian hưởng: Tại Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định mỗi lần khám, người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày. Trường hợp F0 cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, người F0 phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Bộ Y tế đề xuất 7 loại giấy tờ Bảy giấy tờ này gồm: - Quyết định cách ly tại nhà do chính quyền địa phương cấp. - Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly do chính quyền địa phương cấp. - Giấy xét nghiệm (test nhanh hoặc PCR) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 do các cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. - Giấy xác nhận bị mắc COVID-19 của trạm y tế cấp xã, trạm y tế lưu động, y tế cơ quan/doanh nghiệp và tương đương cấp. - Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do trạm y tế xã, trạm y tế lưu động cấp nhưng cấp lùi lại thời gian trước đó NLĐ đã nghỉ việc để điều trị COVID-19 tại nhà. - Quyết định phê duyệt danh sách hoàn thành cách ly y tế tập trung. - Phiếu xác nhận đã điều trị COVID-19 của các bệnh viện dã chiến. |
Nguồn: [Link nguồn]
Khi thanh toán chế độ cho các F0, BHXH thành phố từ chối chi trả chế độ vì giấy nghỉ việc hưởng BHXH do y tế phường ký, đóng dấu không đúng...