Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý việc thành lập TP Thủ Đức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa xem xét việc bổ sung 180 biên chế cho TAND TP Thủ Đức.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông báo kết luận phiên họp thứ 51 (diễn ra vào tháng 12-2020), trong đó lưu ý một số vấn đề về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM.
Bản đồ TP Thủ Đức sau khi sáp nhập. Ảnh: V.LONG
Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc quyết định biên chế, số lượng Thẩm phán của TAND TP Thủ Đức cần đặt trong tổng thể chung của TAND các cấp theo quy định của Luật Tổ chức TAND, các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đề án vị trí việc làm của ngành Tòa án. Việc này dự kiến sẽ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian tới.
Do đó, trước mắt Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa xem xét việc bổ sung 180 biên chế cho TAND TP Thủ Đức.
Về phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý, để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về chính sách, chế độ, tiền lương của cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Nội vụ phối hợp nghiên cứu, xây dựng đề án về chính sách, chế độ cho cán bộ giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo của TAND, VKSND TP Thủ Đức.
Các đơn vị sau đó báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trong thời gian tới.
“Giao Chính phủ và UBND TP.HCM bố trí đất, vốn đầu tư xây dựng trụ sở cho TAND, VKSND TP Thủ Đức trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025…”- Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ.
Theo điều 3, Nghị quyết 1111/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và TP Thủ Đức, TP.HCM, TAND TP Thủ Đức gồm tòa chuyên trách: Tòa Hình sự, dân sự, gia đình và người chưa thành niên, xử lý hành chính và tòa kinh tế.
Nguồn: [Link nguồn]
Sáng 24-12, tại TP HCM, Bộ Nội vụ và UBND TP HCM đã tổ chức phiên họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Nghị định...