Uống 2 cốc bia có thể bị phạt 40 triệu, tước GPLX 2 năm: "Vẫn tương đối nương tay"

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) khẳng định, mức phạt này ở Việt Nam vẫn tương đối nương tay nếu so với một số nước trên thế giới.

Uống rượu, bia khiến nồng độ cồn cao trong máu

Uống rượu, bia khiến nồng độ cồn cao trong máu

Vẫn tương đối nương tay

Nghị định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về nồng độ cồn quy định: Đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX 22 - 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400-600 ngàn đồng.

Trước quy định này, nhiều người cho rằng, mức xử phạt quá cao. Tuy nhiên, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế khẳng định, mức phạt này ở Việt Nam vẫn tương đối nương tay nếu so với một số nước trên thế giới.

Chẳng hạn: Theo công thức, uống 1 chén rượu mạnh 40 độ (30ml): 1,2 đơn vị = 12 gam cồn. 1 ly rượu vang 13,5 độ (100ml) tương đương với 1,35 đơn vị = 13,5 gam cồn. 1 cốc bia hơi 330 ml tương đương đơn vị = 10 gam cồn. 1 chai bia 330ml tương đương với 1,65 đơn vị = 16,5 gam cồn.

Khi nạp 2 đơn vị tương đương với 20 gam cồn thì nồng độ cồn trong máu sẽ tương ứng với khoảng 50mg/100ml. Nếu người bị phạt uống 2 cốc bia 5% độ cồn tương đương với 26,7g cồn nguyên chất thì sau khoảng 15-20 phút, nồng độ cồn trong máu đỉnh điểm có thể đạt tới 554,89mg/100ml (một người bình thường có trọng lượng 70kg thì lượng dịch cơ thể chiếm khoảng 70% tương ứng 4900ml máu, theo công thức tính nồng độ cồn trong máu: 26.700mg cồn x 100/4900ml).

Ở nồng độ cồn này người uống đã bị say, ảnh hưởng đến độ tập trung, khả năng điều khiển hành vi, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu tiếp tục uống và duy trì nồng độ cồn cao trong máu.

Do đó, lãnh đạo Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, mức phạt ở Việt Nam vẫn tương đối nương tay nếu so với một số nước trên thế giới.

Theo bà Trang, tại Mỹ, số tiền phạt uống rượu bia khi lái xe trung bình mất 300-500 USD cho vi phạm lần đầu.

Nếu tái phạm mức phạt sẽ nhảy lên 1.000 USD. Người vi phạm sẽ phải tự trả phí cho việc xét nghiệm nồng độ cồn từ 500-1.000 USD. Tiếp theo đó là các chi phí kèm theo như: Tiền kéo xe về sở cảnh sát, tiền trông xe, tiền hầu tòa, tiền học lại luật giao thông, bắt buộc mua thiết bị giám sát nồng độ cồn gắn theo xe,... Mức phí bảo hiểm đối với người từng vi phạm lỗi uống rượu bia cũng tăng gấp vài lần.

Ở một số bang như Ohio, người vi phạm sẽ phải ngồi tù, tái phạm nhiều lần có thể bị coi là tội phạm, bị tước quyền công dân…

Lái xe khi uống rượu bia sẽ bị phạt rất nặng

Lái xe khi uống rượu bia sẽ bị phạt rất nặng

Các ngưỡng nồng độ cồn trong máu ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?

BS Trần Văn Phúc, BV Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội phân tích các ngưỡng nồng độ cồn trong máu ảnh hưởng đến cơ thể.

Cụ thể:

Từ 0.01 – 0.04g cồn trong 100mL máu: Cơ thể ở trạng thái hưng phấn nhẹ nhàng, thư giãn, tương tác tốt với xã hội.

Từ 0,05 – 0,07g cồn trong 100mL máu: Hưng cảm, nói nhiều, cảm giác thân thiện với người xung quanh. Một số người bắt đầu suy giảm kĩ năng, vì vậy mà đa số các quốc gia sử dụng con số 0,05g cồn trong 100mL máu làm con số giới hạn pháp lí khi lái xe.

Từ 0,08 – 0,12g cồn trong 100mL máu: Tùy thuộc vào thói quen uống rượu, có sự suy giảm vừa cho đến suy giảm đáng kể các kĩ năng, sự thay đổi cảm xúc có thể xuất hiện ở một số cá nhân. Vì vậy, nhiều quốc gia đang sử dụng con số 0,08g cồn trong 100mL máu làm con số giới hạn pháp lí khi lái xe.

Từ 0,13 – 0,15g cồn trong 100mL máu: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kĩ năng nói, kĩ năng vận động, kĩ năng phán đoán.

Từ 0,16 – 0,20g cồn trong 100mL máu: Đây là con số nồng độ cồn của người say rượu, thị lực bị suy giảm nghiêm trọng.

Từ 0.21 – 0,30g cồn trong 100mL máu: Bắt đầu ngộ độc rượu, nôn, không tự chủ được bản thân.

Từ 0,31 – 0,40g cồn trong 100mL máu: Ngộ độc rượu nặng, mất khả năng vận động, có thể mất hoàn toàn ý thức, hạ thân nhiệt.

Từ 0,41 – 0,50g cồn trong 100mL máu: Hôn mê, suy giảm chức năng hô hấp, huyết áp tụt, hạ thân nhiệt, tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu, có thể tử vong.

Trên 0,50g cồn trong 100mL máu: Đe dọa tính mạng, đặc biệt lưỡi mềm tụt sâu vào đường thở gây suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt và nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Do đó, BS Phúc khuyến cáo mọi người: Hãy mạnh dạn từ chối rượu, bia ngay vì tương lai của mình và gia đình.

Các mức phạt mới về nồng độ cồn từ ngày 1/1/2020 cụ thể như sau:

Uống 2 cốc bia có thể bị phạt 40 triệu, tước GPLX 2 năm: "Vẫn tương đối nương tay" - 3

Bạn nghĩ thế nào về mức phạt mới đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn từ 1/1/2020?

Có nồng độ cồn trong hơi thở nhưng do ăn trái cây có bị xử phạt?

Đại diện cơ quan soạn thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia đã lên tiếng về thắc mắc trên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Xử phạt lái xe có nồng độ cồn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN