Tỷ lệ cưỡng hiếp ở Ấn Độ ở mức thấp nhất thế giới?

Bộ trưởng phụ nữ Ấn Độ Maneka Gandhi mới đây tự tin tuyên bố, tỷ lệ cưỡng hiếp ở Ấn Độ ở mức thấp nhất trên thế giới. Dẫn chứng cho tuyên bố của mình, bà Gandhi nhấn mạnh, cưỡng hiếp ở Thụy Điển, một nước châu Âu phát triển, còn xảy ra thường xuyên hơn ở Ấn Độ.

Theo hãng tin RT của Nga, Bộ trưởng phụ nữ Ấn Độ Maneka Gandhi đã tuyên bố như trên trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình SVT của Thụy Điển hôm Chủ nhật (24.5).

"Chúng tôi có (tỷ lệ cưỡng hiếp) là 4 vụ/100.000 phụ nữ, trong khi đó, Thụy Điển có 130 vụ/100.000 phụ nữ", bà Gandhi so sánh và khẳng định nước bà có tỷ lệ cưỡng hiếp ở mức thấp nhất thế giới.

Tỷ lệ cưỡng hiếp ở Ấn Độ ở mức thấp nhất thế giới? - 1
Bộ trưởng phụ nữ ở Ấn Độ tuyên bố, tỷ lệ cướng hiếp ở nước này không cao bằng ở Thụy Điển, một nước châu Âu phát triển. Ảnh minh họa
Bộ trưởng phụ nữ Ấn Độ Gandhi không tiết lộ nguồn gốc số liệu mà bà công bố. Tuy nhiên, RT dẫn báo cáo năm năm 2013 của Văn phòng Tội phạm và Ma túy của Liên Hợp Quốc cho hay, tỷ lệ cưỡng hiếp ở Ấn Độ năm đó là 2,7 vụ/100.000 dân, trong khi đó, ở Thụy Điện là 58,9 vụ/100.000 dân.

Viện nghiên cứu Gatestone hồi tháng 2 vừa qua cũng công bố báo cáo kết luận Thụy Điển là quốc gia có tỷ lệ cưỡng hiếp cao thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Lesotho ở Nam Phi, nơi có tỷ lệ cưỡng hiếp lên tới 91,6 vụ/100.000 dân. Báo cáo của Gatestone còn gọi Thụy Điển là "thủ đô cưỡng hiếp của phương Tây".

Tuyên bố của bà Gandhi được đưa ra chỉ một tuần sau cái chết của một nữ y tá người Mumbai, một nạn nhân bị cưỡng hiếp năm 1973, dẫn đến hậu quả phải sống đời sống thực vật trong suốt 42 năm.

Nạn cưỡng hiếp ở Ấn Độ gây chú ý trên toàn thế giới sau vụ một nữ sinh y khoa 23 tuổi bị cưỡng hiếp tập thể đến chết trên xe bus ở thủ độ Delhi năm 2012. Gần đây, dư luận quốc tế lại tiếp tục bị chấn động sau khi một nữ tu già ở độ tuổi 70 bị cưỡng hiếp tập thể bởi 8 tên cướp.

Các vụ biểu tình rầm rộ, quy mô lớn nhằm phản đối cưỡng hiếp liên tục bùng lên ở Ấn Độ, buộc chính phủ nước này phải tăng gấp đôi hình phạt dành cho những tên yêu râu xanh, siết chặt đạo luật liên quan đến các tội danh tấn công tình dục nhắm vào phụ nữ.

Theo bà Gandhi, các cuộc biểu tình chống cưỡng hiếp bùng lên trên khắp Ấn Độ trong một vài năm gần đây đã nâng cao nhận thức của người dân về vấn nạn này. Nhiều phụ nữ Ấn Độ đã không còn im lặng cam chịu sau khi bị cưỡng hiếp mà đã dũng cảm lên tiếng tố cáo nghi phạm với các cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động nữ quyền ở Ấn Độ cho rằng, trên thực tế, một số lượng lớn các vụ cưỡng hiếp trên khắp Ấn Độ vẫn chưa được đưa ra ánh sáng. Phần lớn các nạn nhân bị cưỡng hiếp tại các vùng nông thôn ở Ấn Độ không thể tố cáo hung thủ vì lo ngại nguy cơ ế chồng hoặc phải mang nỗi ô nhục suốt đời do dư luận  thường đổ trách nhiệm lên các nạn nhân trong các vụ tấn công tình dục.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Đăng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN