Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ
Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 1

Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 2

Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 3

Đường vành đai 3 thực chất là kết hợp nhiều tuyến đường đã có sẵn, bao gồm toàn bộ các tuyến đường sau: đường Võ Văn Kiệt, đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng, đường Khuất Duy Tiến, đường Nguyễn Xiển, đường Nghiêm Xuân Yêm, cầu cạn Pháp Vân, cầu Thanh Trì, quốc lộ 1A mới đoạn từ cầu Thanh Trì đến Ninh Hiệp.

Đường vành đai 3 chạy qua 3 cây cầu lớn là cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì và cầu Phù Đổng. Đây cũng là những cây cầu lớn bắc qua sông Hồng và kết nối giao thông giữa các quận huyện, tỉnh thành với Thủ đô Hà Nội.

Đoạn đường trên cao Bắc Linh Đàm - cầu vượt Mai Dịch (Hà Nội) dài 9 km được thông xe năm 2012.

Đoạn từ cầu Thăng Long – cầu Phủ Đổng có chiều dài khoảng 24km, tổng mức đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng. Trong khi đoạn từ Ninh Hiệp đến đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài gồm nhiều đường nội thị nhỏ đi qua các điểm khống chế Việt Hùng - Đông Anh - Tiên Dương - Nam Hồng (nằm phía Nam của đường sắt vành đai Bắc).

Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 4

(Đường vành đai 3 trên cao chạy qua hồ Linh Đàm)

Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 5

Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 6

(Cầu Thăng Long)

Cầu Thăng Long có quy mô lớn vào loại bậc nhất Đông Nam Á vào thời điểm đưa vào sử dụng và là công trình thế kỷ của tình hữu nghị Việt – Xô.

Cầu Thăng Long được xây dựng theo thiết kế giàn thép dài 3.250 m, gồm 2 tầng với 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ. Hai làn cầu riêng biệt rộng 3,5 m mỗi làn dùng cho phương tiện thô sơ. Phần giữa tầng một là đường dành cho tàu hỏa chạy tuyến Văn Điển - Bắc Hồng và xe máy, xe đạp rộng 11 m. Tầng hai dành cho các loại xe cơ giới có chiều rộng 21 m, hai làn dành cho người đi bộ tham quan.

Riêng đoạn từ Ninh Hiệp đến đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài gồm nhiều đường nội thị nhỏ đi qua các điểm khống chế Việt Hùng - Đông Anh - Tiên Dương - Nam Hồng (nằm phía Nam của đường sắt vành đai Bắc).

Riêng đoạn từ Cầu Phù Đổng- cầu Thăng Long có chiều dài khoảng 24km, tổng mức đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng. Đoạn đường trên cao Bắc Linh Đàm - cầu vượt Mai Dịch (Hà Nội) dài 9 km được thông xe năm 2012.

Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 7

Cầu Thanh Trì thông xe năm 2007, là một trong những cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam, đồng thời cũng là công trình cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ mới. Cầu bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm). Với tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng, phần cầu chính dài 3.084 m, rộng 33,1 m chia làm 6 làn xe chạy, trong đó 4 làn cao tốc cho phép chạy 80 km/h.

Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 8

(Cầu Thanh Trì)

Video: Flycam tuyến giao thông đường vành đai 3 chạy qua các tuyến phố

Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 9

(Đường Phạm Văn Đồng)

Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 10

(Đường sắt trên cao chạy qua đoạn đường trên cao, đoạn Mai Dịch- cầu Thăng Long)

Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 11

(Nút giao ngã tư Khuất Duy Tiến- Nguyễn Trãi)

Cầu Phù Đổng 2 được khởi công xây dựng năm 2009. Cầu nằm ở phía hạ lưu, tim cầu cách tim cầu Phù Đổng 1 là 22m. Toàn bộ gói thầu dài 4,36km, trong đó phần cầu dài hơn 946m. Cầu Phù Đổng 2 gồm 11 trụ, 2 mố, 9 nhịp được thi công bê tông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng cân bằng dài 100m; mặt cầu rộng 15m, chia thành 4 làn đường, có thể chịu động đất cấp 8.

Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 12

Theo quy hoạch cho giai đoạn I, đoạn Nội Bài - Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - cầu Thanh Trì cấu thành bởi đường đô thị hai bên kết hợp với đường trên cao ở giữa. Trong giai đoạn II, sẽ làm 8,912 m gồm 385 mét đường và 8.527 mét cầu cạn chính tuyến, gồm 4 làn cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp. Đường cao tốc trên cao đoạn từ phía Nam cầu Thanh Trì đến cuối đường Phạm Văn Đồng (cạnh Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) đã hoàn thành và trong giai đoạn 2016-2020 sẽ làm tiếp 5,2 km đường cao tốc trên cao đoạn từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long.

Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 13

Đường vành đai 3, đoạn đường trên cao từ cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long được thiết kế 4 làn xe, tốc độ 100 km/h, đường được xây bằng thép, bê tông cốt thép dự ứng lực. Dự án được Bộ Giao thông phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 5.340 tỷ đồng, gồm hơn 4.520 tỷ đồng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và gần 820 tỷ đồng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

  • Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 14
  • Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 15
  • Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 16
  • Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 17
Tuyến vành đai chạy xuyên Thủ đô và cây cầu lịch sử cho tình hữu nghị - 18

Nội dung: Nguyễn Đức

Thiết kế: Trung Nam

Ảnh: Như Hoàn, Hữu Dũng

Media: Phan Hoàng

Sự kiện: Thời sự
Thứ Bảy, ngày 09/02/2019 00:30 AM (GMT+7)
Theo Nhóm PV ([Tên nguồn])
Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN