Tuyển sinh 2015: 200.000 thí sinh đã trượt ĐH-CĐ

Năm nay, 726.000 thí sinh được xét ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học, cao đẳng. Khoảng hơn 200.000 thí sinh không đủ điểm sàn đã trượt đại học, cao đẳng.

Ngay sau khi công bố ngưỡng chất lượng tối thiểu đảm bảo đầu vào đại học cao đẳng năm 2015, Thứ trưởng GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có buổi trả lời báo chí.

Tuyển sinh 2015: 200.000 thí sinh đã trượt ĐH-CĐ - 1

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga.

Ông Ga cho biết, số thí sinh dự thi ở ĐH chủ trì là 726.000 thí sinh sử dụng kết quả để xét tuyển vào ĐH-CĐ. Do đó, khoảng hơn 200.000 thí sinh không đủ điểm sàn đã trượt đại học, cao đẳng.

Theo ông Ga, năm nay số chỉ tiêu ĐH là 390.000, trong đó khoảng 50.000 chỉ tiêu được các trường tự chủ tuyển sinh xét tuyển dựa trên kết quả học tập phổ thông. Các trường xét tuyển dựa vào kết quả học tập phổ thông (198 trường) vẫn phải đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Các trường ĐH yêu cầu bình quân ở bậc THPT phải trên 6 điểm, CĐ 5,5 điểm.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho biết, trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh, kết quả đạt được của thí sinh, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng đã tìm kiếm giải pháp kỹ thuật, bớt thí sinh ảo và xét số lượng thí sinh thực trúng tuyển ở mức điểm khác nhau.

Cục Khảo thí đã đưa ra thuật toán tính toán số lượng bất kỳ em nào trên điểm nguyện vọng xét tuyển đưa vào danh sách trên ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

“Với tính toán như vậy, số lượng đưa ra trên ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào không ảo, số lượng dư là thật”, ông Ga cho hay.

Ông Ga khẳng định, Hội đồng phân tích nhiều phương án khác nhau. Hội đồng dựa vào chất lượng nguồn tuyển, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào…

Để đảm bảo hai nguyên tắc này, Hội đồng phân tích điểm số thí sinh, phân tích điểm ưu tiên, khu vực và đối tượng và xét xem sự dịch chuyển thí sinh giữa các vùng miền. Tuy nhiên, hệ số dư rất lớn, thí sinh không dịch chuyển giữa các vùng miền.

Cũng theo ông Ga, mọi năm, Bộ GD-ĐT có 5 tổ hợp truyền thống, có 5 điểm sàn, năm nay có 70-80 tổ hợp nhưng chỉ có một ngưỡng duy nhất.

“Đây là cải tiến quan trọng trong giúp chất lượng thí sinh nâng cao, phân hóa thí sinh, xác định ngưỡng điểm thuận lợi, không quá khó khăn”, ông Ga nói.

Sau khi công bố xét ngưỡng đầu vào, các trường sẽ làm những khâu xét tuyển. Từ ngày 1.8, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ. Các trường phải công bố ngưỡng nhận hồ sơ trước khi các em làm thủ tục nộp hồ sơ.

Lãnh đạo Bộ GD-DDT cũng yêu cầu các trường không nên sợ thiếu nguồn tuyển mà hạ quá thấp ngưỡng nhận hồ sơ. Điều này có thể gây khó khăn cho thí sinh. Các em nộp hồ sơ phải theo dõi thống kê 3 ngày/lần để quyết định để hồ sơ tiếp tục hay rút để nộp sang trường khác có khả năng trúng tuyển cao hơn.

“Các trường quy định ngưỡng quá thấp nhiều em nộp hồ sơ vào sẽ phải rút. Vì vậy, trường phải hết sức cân nhắc để lựa chọn ngưỡng nhận hồ sơ cho phù hợp để tạo điều kiện cho thí sinh”, ông Ga cho hay.

Hướng dẫn tra cứu điểm thi năm 2015

* Điểm thi tốt nghiệp năm 2015 -> Bấm xem

* Điểm chuẩn năm 2014 -> Bấm xem

* Chỉ tiêu tuyển sinh 2015 -> Bấm xem

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN