Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU đã được ký kết tại Hà Nội
Hơn 16 giờ chiều nay 30-6, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và IPA) đã được ký kết. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã rời Osaka (Nhật Bản), lên đường về nước dự lễ ký kết 2 hiệp định quan trọng này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự lễ ký
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng và được trông đợi. Sau gần 10 năm đàm phán (từ tháng 10-2010), ngày 25-6 vừa qua, Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký các Hiệp định.
EVFTA và IPA không chỉ đáp ứng lợi ích của hai bên mà còn tạo những cơ hội lớn, tạo ra thời cơ cho phát triển, tạo ra những động lực mới nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường hội nhập quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu đến Lễ ký
Trưa 30-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã rời Osaka (Nhật Bản), lên đường về nước dự lễ ký kết 2 hiệp định quan trọng này. Dự kiến, ngay sau lễ ký, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn cấp cao Việt Nam sẽ rời Hà Nội, lên đường đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Thủ tướng trò chuyện cùng các đại biểu, công tác chuẩn bị hoàn tất
17:00 ngày 30/06/2019
Lễ ký hiệp định kết thúc
Lễ ký hiệp định kết thúc lúc 16 giờ 56 phút chiều cùng ngày.
Video các đại biểu chụp ảnh lưu niệm, chúc mừng thành công của lễ ký
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
16:54 ngày 30/06/2019
Hiệp định sẽ là đường cao tốc để phát triển kinh tế
Phát biểu chào mừng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng trước sự kiện và hy vọng rằng hai hiệp định này sẽ là đường cao tốc tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ
16:50 ngày 30/06/2019
Chính thức ký kết 2 hiệp định
Lúc 16 giờ 40 phút, hai bên chính thức ký kết 2 hiệp định
Video clip chính thức ký kết 2 hiệp định
Ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)
Ký Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (IPA)
16:49 ngày 30/06/2019
EU thúc đẩy phê chuẩn hiệp định
Phát biểu tại buổi lễbà Cecilia Malmstrom - Cao uỷ thương mại của Liên minh châu Âu khẳng định đây là hiệp định mang lại lợi ích to lớn cho cả hai bên, đồng thời khẳng định sẽ thúc đây phê chuẩn hiệp định quan trọng này
16:24 ngày 30/06/2019
Sự kiện quan trọng
Sau phần chiếu phim tài liệu giới thiệu về Hiệp định EVFTA và IPA, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có những bài phát biểu khẳng định tầm quan trọng của hai hiệp định này đối với cả hai nền kinh tế.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu
EVFTA và IPA là 02 Hiệp định thế hệ mới, chất lượng cao và bảo đảm cân bằng lợi ích của các bên. Việc ký kết các Hiệp định này sẽ góp phần tăng tốc tiến trình cải cách, hội nhập kinh tế theo chiều sâu của Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực thương mại truyền thống mà cả trong lĩnh vực thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, sở hữu trí tuệ, mua sắm của chính phủ, lao động, phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, thông lệ tốt của quốc tế, đặc biệt là của Liên minh Châu Âu. Đồng nghiệp của tôi ở Bộ Công Thương cũng đã đề cập đến những tác động tích cực chung của Hiệp định EVFTA đối với hai nền kinh tế.
Trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, tiếp theo 21 Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu đã được ký kết và thực hiện trong 30 năm qua, việc ký kết IPA với những cam kết toàn diện và cân bằng hơn về bảo hộ đầu tư, cùng với những cam kết quan trọng về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ... theo quy định của EVFTA, sẽ góp phần quan trọng vào việc củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài nói chung cũng như nhà đầu tư EU nói riêng về tính hấp dẫn, an toàn, thân thiện và cạnh tranh cao hơn của môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, doanh nghiệp, người dân Việt Nam sẽ có cơ hội được tiếp cận, tiêu dùng và hưởng lợi các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu chuẩn Châu Âu với chất lượng cao, giá cả cạnh tranh từ các nền kinh tế của Liên minh Châu Âu.
Việt Nam luôn coi trọng và đánh giá cao vị trí, vai trò, tiềm năng của các nhà đầu tư EU về vốn, công nghệ, trình độ quản lý... Do vậy, Chính phủ Việt Nam có cơ sở để tin tưởng vững chắc rằng, việc ký kết Hiệp định IPA sẽ góp phần thu hút đầu tư với chất lượng cao từ các nhà đầu tư EU và tạo cơ hội tốt cho nhà đầu tư Việt Nam tiếp cận thị trường EU. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thời gian tới. Theo đó, Việt Nam chủ trương chuyển hướng thu hút FDI từ số lượng sang chất lượng, ưu tiên các dự án có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu và có tác động lan tỏa, gắn kết hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, đồng thời phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội nêu trên, Việt Nam cũng đang đứng trước một số thách thức trong quá trình thực thi Hiệp định như: về thể chế, chính sách, cơ chế quản lý; hệ thống kết cấu hạ tầng, trình độ công nghệ và nguồn nhân lực; năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam....
Do vậy, để hiện thực hóa những cơ hội và lợi ích từ việc thực thi các Hiệp định này, cùng với những những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam và toàn nền kinh tế, Chính phủ đang chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách đầu tư, kinh doanh, theo đó sẽ nghiên cứu, rà soát, đề xuất trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành một số đạo luật quan trọng như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Luật lao động và một số Luật về thuế... nhằm tiếp tục đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường và thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công, khơi thông nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Đồng thời, Chính phủ cũng khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn của Châu Âu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm để gia nhập thị trường Châu Âu một cách nhanh chóng, thuận lợi.
Để hiện thực hóa các giải pháp nêu trên, Chính phủ Việt Nam mong muốn và đề nghị Liên minh Châu Âu đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình thực hiện. Tôi tin tưởng rằng, những giải pháp nêu trên sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời bảo đảm các Hiệp định này được thực thi một cách nhanh chóng, có hiệu quả và thực chất nhất.
16:00 ngày 30/06/2019
Lễ ký kết bắt đầu
Đúng 16 giờ chiều 30-6, Lễ ký kết chính thức bắt đầu
15:44 ngày 30/06/2019
Công tác chuẩn bị sẵn sàng
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động vào lúc 15 giờ chiều 30-6, công tác chuẩn bị cho Lễ ký Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu đã hoàn tất.
Công tác chuẩn bị hoàn tất
Lúc 15 giờ 25 phút, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới hội trường tổ chức lễ ký kết ở trụ sở Văn phòng Chính phủ, kiểm tra lần cuối công tác chuẩn bị. Thủ tướng tươi cười trò chuyện cùng các đại biểu.
Đông đảo phóng viên có mặt từ sớm để đưa tin sự kiện
Trong cuộc gặp chiều 22-6, theo đề nghị của phía Singapore nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN tại Thái Lan, Thủ tướng...