Tướng Lê Quý Vương: Hành vi dâm ô không thể có chuyện phạt 200 nghìn

Sự kiện: Thời sự

Đề cập đến việc sửa Nghị định 167, Thượng tướng Lê Qúy Vương nhấn mạnh, hành vi dâm ô phải sửa ngay, không thể có chuyện phạt 200 nghìn đồng.

Thượng tướng Lê Qúy Vương, Thứ trưởng Bộ Công an

Thượng tướng Lê Qúy Vương, Thứ trưởng Bộ Công an

Tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/2, đồng tình với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho rằng, trong thời gian qua, khi thực hiện Luật đã có những vấn đề được điều chỉnh kịp thời, mang lại tác dụng tích cực, điển hình như Nghị định 100 xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông, mang lại hiệu quả cao.

Tai nạn giao thông đã giảm gần 20% về số vụ, số người chết và bị thương, đặc biệt những vấn đề có nguyên nhân từ rượu, bia giảm rất nhiều.

Theo Tướng Vương, sửa Luật là cái chung, còn cụ thể cần kèm theo các Nghị định của Chính phủ để ban hành về hành vi, chế tài, thẩm quyền. Ví dụ tới đây đang đề xuất sửa Nghị định 167 về xử lý những vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tư. Ông ví dụ hành vi dâm ô phải sửa ngay, không thể có chuyện phạt 200 nghìn đồng được, phải ở mức cao hơn như dự thảo Luật là phải từ 2 –  5 triệu đồng, hoặc tối đa có thể cao hơn.

“Chúng tôi cũng có xem lại sự tương thích giữa Bộ Luật hình sự và Luật Xử lý vi phạm hành chính. Riêng về chế tài xử phạt tiền thì Bộ Luật Hình sự cao hơn rất nhiều và không có mâu thuẫn với nhau”, ông Vương vói và ví dụ hành vi đánh bạc, Bộ Luật Hình sự xử phạt hàng trăm triệu đồng, hành vi liên quan đến chứng khoán có trường hợp lên đến 3 tỷ đồng, lĩnh vực môi trường 5 tỷ đồng, có hình phạt chính kèm theo hình phạt phụ. Còn trong Luật Xử lý vi phạm hành chính chỉ 1 tỷ đồng, như vậy không có gì vướng mắc cả.

Đặc biệt xung quanh vấn đề trẻ em hư và nghiện hút ma tuý, theo Thứ trưởng Công an, năm 2014, Bộ Công an có cả một hệ thống các trường giáo dưỡng, tổ chức như một trường phổ thông, dạy học cho các cháu, các trẻ em hư lang thang không nơi nương tựa được đưa vào đây theo quyết định về chính quyền. Các cháu được tổ chức học tập, lao động, mô hình rất tốt. Rồi sau này khi có Luật Xử lý vi phạm hành chính thì các trường này gần như đóng cửa.

Ông Vương lý giải, trong chế tài của Bộ Luật Hình sự chỉ đặt vấn đề tội phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng trong lứa tuổi từ 14- 16, còn lại các trường hợp khác không đề cập. “Hiện nay các cháu bỏ học đi lang thang nhiều lắm, cho nên chúng ta phải quan tâm”, ông Vương lưu ý.

Thứ hai, đối với nghiện hút, giờ chúng ta có người nghiện và người sử dụng ma tuý trái phép, hai khái niệm này rất khó xác định, người sử dụng chưa chắc đã nghiện, nhưng thực ra người đã sử dụng ma tuý dễ nghiện. “Như trường hợp vừa rồi, đối tượng gây án ở TP Hồ Chí Minh, ngoài hành vi đánh bạc cũng là người từng sử dụng ma tuý trái phép”, theo ông Vương, hiện các cơ sở cai nghiện chủ yếu là cai nghiện bắt buộc và thủ tục cai nghiện bắt buộc mất rất nhiều thời gian, thủ tục. Nếu áp dụng được như Luật này thì chúng ta sẽ dễ tổ chức thực hiện hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Thay vì 200.000 đồng, đề xuất xử phạt hành vi sàm sỡ lên 5 triệu đồng

Sau nhiều vụ phạt 200.000 đồng khiến dư luận bất bình, Chính phủ đang lấy ý kiến với đề xuất xử lý hành vi sàm sỡ,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Luân Dũng ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN