Từ vụ tai nạn 4 người chết ở Ninh Bình: Qua đường giao nhau thế nào cho đúng luật, tránh tai họa?

Sự kiện: Tin nóng

Luật sư cho rằng, nếu người điều khiển phương tiện tuân thủ quy tắc qua đường giao nhau đã được luật giao thông đường bộ quy định thì khả năng xảy ra tai nạn là rất thấp.

Qua đường giao nhau an toàn sao cho an toàn?

Mới đây, đêm 13/6, trên quốc lộ 1A (khu vực ngã 3 giao nhau với đường Tuệ Tĩnh) phố Phúc Chỉnh 2 (phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe khách biển số Nghệ An và người đi xe máy khiến 4 người thiệt mạng.

Hiện trường vụ tai nạn ở Ninh Bình khiến 4 người tử vong.

Hiện trường vụ tai nạn ở Ninh Bình khiến 4 người tử vong.

Theo báo cáo ban đầu từ Ban An toàn giao thông tỉnh Ninh Bình, vào thời điểm xảy ra tai nạn, xe máy do ông Vũ Minh Tam (SN 1952 ở thành phố Ninh Bình) điều khiển đi trên đường Tuệ Tĩnh đến Quốc lộ 1A rẽ trái về hướng Hà Nội đã va chạm với xe khách giường nằm do ông Nguyễn Văn Sáng (SN 1984, ở xã Đà Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) điều khiển đang đi trên quốc lộ 1A- hướng Hà Nội - Thanh Hóa.

Hậu quả vụ tai nạn giao thông làm ông Tam và 3 người trên ô tô khách tử vong, ngoài ra 5 người khách bị thương.

Đây không phải lần đầu tiên xảy ra tai nạn nghiêm trọng tại đường giao nhau. Hôm qua 15/6, bà Trần Lý Cú (65 tuổi, ngụ xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) được chồng chở bằng xe máy trên Quốc lộ 1 đến Bệnh viện Trảng Bom để khám bệnh. Khi đến điểm giao với đường 30/4 (thị trấnTrảng Bom), xe máy bất ngờ va chạm với ô tô tải đi cùng chiều. Sự việc khiến bà Cú bị cuốn vào gầm ô tô, tử vong tại chỗ. Chồng bà bị thương, được đưa đi cấp cứu.

Sau nhiều vụ tai nạn xảy ra khi các phương tiên tham gia giao thông qua đường giao nhau, PV đã có cuộc trò chuyện với luật sư về quy tắc qua đường giao nhau để đảm bảo an toàn.

Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh) cho biết, để đảm bảo an toàn giao thông tại nơi đường giao nhau, Luật Giao thông đường bộ đã có quy định về quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau ở điều 24.

Theo đó, khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái.

Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

“Nếu người điều khiển phương tiện giao thông tuân thủ đúng các quy tắc qua đường giao nhau, tôi tin rằng sẽ rất rất ít khi xảy ta tai nạn, chứ chưa nói tới những vụ tai nạn thương tâm. Bởi luật đã quy định, các phương tiện tham gia giao thông khi tới nơi giao nhau, quy tắc đầu tiên các tài xế bắt buộc phải làm là giảm tốc độ, sau đó sẽ thực hiện bước nhường đường theo quy định”, luật sư Bình nói.

Gây tai họa sẽ bị phạt nặng

Trao đổi về hình thức xử phạt đối vi phạm khi qua đường giao nhau, luật sư Diệp Năng Bình cho biết, với các lỗi vi phạm giao thông, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Về xử lý vi phạm hành chính với người điều khiển ô tô, theo luật sư Bình, Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định 100/2019/NĐ-CP), sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định, tài xế điều khiển ô tô sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp người điều khiển ô tô được xác định mắc lỗi “không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau”. Thực hiện hành vi vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Phạt tiền từ tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô không giảm tốc độ và nhường đường khi điểu khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. Với các lỗi trên dẫn tới tai nạn, tài xế sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, luật sư Bình cho biết,  người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng về hành vi vi phạm không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau; không giảm tốc độ và nhường đường khi điểu khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính. Với các lỗi trên dẫn tới tai nạn, tài xế sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

“Với những người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, đạp điện không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính tại nơi đường giao nhau cũng bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng”, luật sư Bình nói.

Theo luật sư Bình, trong trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng như gây tai nạn chết người tài xế có thể bị xử lý hình sự, mức phạt có thể lên đến 15 năm tù giam.

“Vụ tai nạn 4 người tử vong ở Ninh Bình, qua quá trình điều tra sẽ xác định nguyên nhân lỗi. Giả sử tài xế xe khách bị cơ quan tố tụng xác định vi phạm quy định về an toàn giao thông khi tham gia giao thông đường bộ tại được quy khoản 3, Điều 260 của bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, tài xế xe khách có thể bị phạt tù lên đến 15 năm”, luật sư Bình nói.

TNGT đặc biệt nghiêm trọng ở Ninh Bình: 4 người tử vong

Một vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng vừa xảy ra trên địa bàn TP Ninh Bình làm ít nhất 4 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh An ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN