Từ vụ ô tô tông 17 xe máy trên phố: Xe mất phanh gây tai nạn, trách nhiệm thuộc về ai?
Luật sư cho rằng, khi cá nhân lái xe tham gia giao thông mà để xảy ra tai nạn, thì nguyên nhân xe mất phanh không được coi là bất khả kháng mà xuất phát từ lỗi của chủ phương tiện hoặc người quản lý, sử dụng xe và người có trách nhiệm bảo dưỡng.
Mới đây, một vụ tai nạn giao thông kinh hoàng tại Ngã tư Xuân La - Võ Chí Công (Hà Nội) làm 18 người bị thương phải đi cấp cứu. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tây Hồ đã nhanh chóng ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và tạm giữ tài xế Hoàng Ngọc Vĩnh (SN 1960; trú tại phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội) để điều tra về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Tài xế Hoàng Ngọc Vĩnh làm việc tại cơ quan công an.
Trong lời khai của ông Vĩnh tại cơ quan công an chiều 5/4 có nội dung: “Khi xe ô tô, di chuyển đến gần ngã tư Võ Chí Công - Xuân La, chiếc xe bất ngờ mất kiểm soát về tốc độ. Lúc đó, vận tốc chiếc xe khoảng 50-60km/h. Tôi đã cố gắng hết sức để xử lý sao cho ít gây tổn thương cho những người xung quanh. Tôi dùng hết sức để đạp phanh chân. Thấy phanh chân không được, tôi kéo phanh tay nhưng cũng không hiệu quả. Sau đó, tôi đẩy cần số về số 0”.
Nhiều người đặt ra câu hỏi, trong trường hợp phanh xe bị hỏng gây ra tai nạn thì trách nhiệm sẽ thuộc về bên nào?
Giải đáp thắc mắc này, Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết: Căn cứ vào Điều 53 Luật Giao thông đường bộ, xe ôtô phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì mới được lưu thông trên đường, cụ thể: Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; Tay lái của xe ôtô ở bên trái của xe;…
Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật.
Tiếp đến, tại Điều 10 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT cũng quy định rõ trách nhiệm của đơn vị vận tải, chủ xe, lái xe trong việc: “1. Thực hiện kiểm tra tình trạng hoạt động các chi tiết, hệ thống, tổng thành để đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới trước khi tham gia giao thông. 2. Kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên trước và sau một chuyến đi hoặc sau mỗi ngày hoạt động để nắm chắc tình trạng kỹ thuật của xe cơ giới. Kịp thời phát hiện, khắc phục các hư hỏng, đảm bảo cho xe cơ giới hoạt động an toàn, ổn định”.
Như vậy, chiếu theo Điều luật trên thì đơn vị vận tải, chủ xe, lái xe phải có trách nhiệm “Theo dõi và chấp hành việc bảo dưỡng phương tiện theo chu kỳ bảo dưỡng nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của xe cơ giới theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi tham gia giao thông đường bộ”, khoản 4 Điều 10 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT.
Từ đó, Luật sư Diệp Năng Bình cho rằng: Khi cá nhân lái xe tham gia giao thông mà để xảy ra tai nạn, thì nguyên nhân xe mất phanh không được coi là bất khả kháng mà xuất phát từ lỗi của chủ phương tiện hoặc người quản lý, sử dụng xe và người có trách nhiệm bảo dưỡng.
“Khi để xảy ra tai nạn thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật quy định khác”, Luật sư Bình phát biểu.
Cùng trao đổi về nội dung này, Luật sư Trần Văn Thiện (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết: Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tây Hồ mới ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và tạm giữ tài xế Hoàng Ngọc Vĩnh để điều tra về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Luật sư Trần Văn Thiện (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội).
Việc có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Vĩnh hay không, còn phụ thuộc vào kết quả điều tra, giải quyết vụ việc của các cơ quan chức năng, trên cơ sở xác định lỗi của nam tài xế, kết quả giám định thiệt hại về tài sản, tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người bị thương.
Nếu đủ căn cứ khởi tố bị can về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự, thì lái xe có thể sẽ đối diện với mức phạt sau:
Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm trong trường hợp: … Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: …. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Những người cao tuổi, có bệnh nền khi điều khiển phương tiện, đặc biệt là ô tô cần chú ý các vấn đề về sức khỏe nhằm đảm bảo an toàn cho chính bản thân họ và những...
Nguồn: [Link nguồn]