Từ vụ nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng: Không trả nợ thẻ có bị xử lý hình sự?

Sau vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu phải trả hơn 8,8 tỷ đồng gây xôn xao dư luận, điều được nhiều người quan tâm là không trả nợ thẻ tín dụng bị phạt thế nào, liệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Như vậy, khi mở thẻ tín dụng tại ngân hàng, khách hàng sẽ được cấp thẻ với hạn mức nhất định gọi là hạn mức tín dụng.

Khách hàng sẽ được cho vay tiền trong hạn mức tín dụng này để chi tiêu trước, sau đó thanh toán lại cho ngân hàng toàn bộ khoản vay hoặc trả góp hàng tháng.

Khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức phát hành thẻ các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã giao kết.

Hiện nay, thông thường các ngân hàng sẽ để thời gian miễn lãi suất sẽ kéo dài khoảng 45 ngày, bao gồm thời gian miễn lãi suất giữa hai chu kỳ thanh toán và thời gian được gia hạn.

Khách hàng phải chịu trách nhiệm pháp lý về các khoản nợ quá hạn từ thẻ tín dụng

Khách hàng phải chịu trách nhiệm pháp lý về các khoản nợ quá hạn từ thẻ tín dụng

Nếu không thanh toán toàn bộ khoản vay trong khoảng thời gian này, khách hàng sẽ phải trả thêm tiền lãi cho ngân hàng - luật sư Nguyễn Thị Thu – Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết.

Với các khoản nợ quá hạn, khách hàng phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình. Theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN, những khoản nợ từ 2 triệu đồng trở lên và quá hạn trong vòng 36 tháng là ngân hàng có thể lập hồ sơ khởi kiện.

Trường hợp đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, chủ thẻ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 175 BLHS 2015 sửa đổi về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 điều này nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4-dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm…thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng-3 năm…Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12-20 năm.

Cũng theo luật sư Nguyễn Thị Thu, để tránh rủi ro, khách hàng không được đứng tên mở thẻ hộ người khác, tránh trường hợp phải gánh khoản nợ ngân hàng khi người sử dụng thẻ cố tình chây ì không trả nợ.

Ngoài ra, không nên đăng ký mở thẻ tín dụng nếu không thực sự cần thiết. Bởi đã có không ít người vì không thường xuyên sử dụng thẻ nên đã quên mất việc từng chi tiêu thông qua thẻ, dẫn đến lãi chồng lãi phát sinh.

Bên cạnh đó, để kiểm soát tốt việc chi tiêu và trả nợ, mỗi cá nhân không nên mở nhiều thẻ tín dụng. Đặc biệt, khi sử dụng thẻ tín dụng không nên để nợ quá hạn. Phí phạt quá hạn thông thường là khoảng 5% và lãi suất 20%-40% của số dư nợ tối thiểu, tùy ngân hàng.

Khi bị vướng vào nợ thẻ thẻ tín dụng, thông tin khoản nợ của khách hàng sẽ bị chuyển thành nợ xấu trên hệ thống Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), bị cấm tham gia bất kỳ khoản vay nào khác tại ngân hàng.

Để không quên thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, khách hàng cần đăng ký dịch vụ ghi nợ tự động tài khoản thanh toán. Bởi nếu khách hàng không trả nợ trong 3 kỳ sao kê liên tiếp, ngân hàng sẽ gửi thông báo nhắc nhở thường xuyên.

“Khi chi tiêu bằng thẻ tín dụng, khách hàng nên ưu tiên mọi cách để trả nợ càng sớm càng tốt, tránh phải chịu những trách nhiệm pháp lý không đáng có” - luật sư Nguyễn Thị Thu khuyến cáo.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký chứng thực Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) – hai dự án được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo H.L ([Tên nguồn])
Nóng trên mạng xã hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN