Từ vụ cởi đồ chơi team building: Lệch chuẩn, hậu quả do coi nhẹ giáo dục đạo đức

Thời gian gần đây, tại một số địa phương đã xuất hiện những trò chơi team building phản cảm, gây nên những phản ứng tiêu cực trong xã hội. PGS.TS. Trần Thành Nam (trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng đây là hậu quả của việc coi nhẹ giáo dục đạo đức, coi nhẹ các giá trị xã hội.

Tâm lý giải tỏa căng thẳng lệch chuẩn

Cuối tháng 7/2022, trên mạng xã hội xuất hiện một clip ngắn ghi lại cảnh nhóm du khách chơi team building trên bãi biển Cửa Lò (Nghệ An), trong đó có những hình ảnh phản cảm khi nhiều chị em bất chấp “cởi áo để ghi điểm”. Mới nhất, mạng xã hội lại tiếp tục lan truyền một clip ngắn ghi lại cảnh một nhóm nữ du khách “thả rông” chơi team building trên biển Hạ Long (Quảng Ninh).

Hình ảnh nữ du khách "thả rông" tham gia team building tại Hạ Long được cắt từ clip trên mạng xã hội. Ảnh: MXH

Hình ảnh nữ du khách "thả rông" tham gia team building tại Hạ Long được cắt từ clip trên mạng xã hội. Ảnh: MXH

Nếu bỏ thời gian lên internet tìm kiếm, dễ dàng tìm kiếm được các video trò chơi phản cảm trong các chuyến du lịch, dã ngoại có chơi team building của du khách. Có thể kể đến các trò chơi, như “ăn trái cấm”, “ăn chuối”, “bơm bóng”, “đập bóng”, “bắt sâu”... Từ thể lệ của trò chơi cho đến phương thức chơi khiến người xem, người chơi ngượng ngùng, “đỏ mặt” vì xấu hổ khi những động tác đều liên tưởng đến những việc dung tục, thiếu chuẩn mực văn hóa.

Những trò chơi team building ngày càng trở nên phản cảm

Những trò chơi team building ngày càng trở nên phản cảm

“Mục tiêu của team building là để xóa bỏ rào cản, để gần gũi hơn, tạo nên tiếng cười và giải tỏa căng thẳng. Bản chất của team building là thế, nhưng khi đưa vào Việt Nam lại bị làm quá lên. Thay vì phá vỡ cơ chế tâm lý phòng vệ của mọi người thì những người tổ chức team building chỉ cố gắng chọc cười, đẩy người chơi vào những tình huống rất ngại ngùng và cho rằng nếu vượt qua được thì mọi người thấy thế là vui. Vui thì vui, nhưng chả có văn hóa gì cả”, PGS.TS. Trần Thành Nam (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN) phân tích.

Nhà nghiên cứu, TS. Nguyễn Tuấn Anh (Viện Nghiên cứu Thanh niên) nói rằng, hoạt động team building bản chất là gắn kết các thành viên của doanh nghiệp, tổ chức vậy nên các thành viên đều quan niệm “vui hết sức, chơi hết mình”. Tuy nhiên, mọi hành động cần theo khuôn khổ, chuẩn mực tại nơi công cộng, không gây ảnh hưởng tới người khác và không mang tới sự phản cảm cho xã hội.

Những clip trò chơi team building phản cảm không chỉ ảnh hưởng đến dư luận xã hội mà chính những người trong clip, uy tín công ty doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.

“Những hình ảnh bị phát tán trên mạng sẽ gây ra sự bức xúc trong dư luận, đặc biệt là những nhân vật chính trong câu chuyện cũng phải chịu những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý khi bị bàn tán, thậm chí bị chửi rủa, làm người nhà cảm thấy xấu hổ. Đồng thời, khi sự việc bị đưa lên truyền thông, báo chí, bị dư luận phản ứng thì uy tín của doanh nghiệp tổ chức hoạt động cũng bị ảnh hưởng rất nhiều”, TS. Nguyễn Anh Tuấn nói.

Cơ chế xử phạt chưa đủ sức răn đe

Cần giáo dục giá trị cho thế hệ trẻ, để khi họ thấy cái xấu họ phải cảm thấy khó chịu, thấy những điều lệch chuẩn là phải cảm thấy ghét và thấy những gì vi phạm chuẩn mực thì phải biết đấu tranh"-PGS.TS Trần Thành Nam.

Lý giải nguyên nhân của việc ngày càng có nhiều những trò chơi team building phản cảm, PGS.TS Trần Thành Nam phân tích: “Có lẽ đây là hậu quả cả một khoảng thời gian dài giáo dục về giá trị và giáo dục về đạo đức bị coi nhẹ. Cho nên bây giờ chúng ta đã có một thế hệ những người không vững về giá trị phổ quát của nhân loại. Nếu mình có hệ giá trị vững vàng, mình cảm thấy cái gì phản giá trị thì phải khó chịu, không hưởng ứng. Nhưng bây giờ với những giá trị khó chịu ấy, mọi người lại cảm được chú ý hơn, hưởng ứng nhiều hơn, còn cảm thấy vui hơn”.

Nhìn ra hiện tượng, nhưng để có được những giải pháp căn cơ ngăn chặn team building phản cảm không dễ dàng. Các chuyên gia khẳng định cần có giải pháp tổng thể, trong đó cần tăng nặng cơ chế xử phạt với ban tổ chức sự kiện phản cảm, đồng thời đẩy mạnh giáo dục hệ giá trị đạo đức, xã hội đối với giới trẻ để họ có thể đấu tranh trước những “cái xấu”.

“Cơ quan quản lý các khu du lịch cần phải tuyên truyền, nhắc nhở doanh nghiệp, tổ chức đến nghỉ dưỡng, kết hợp hoạt động team building thực hiện cam kết giữ gìn một không gian tích cực, không làm ảnh hưởng đến những người khác", TS. Nguyễn Tuấn Anh nêu ý kiến.

Chuyên gia Tuấn Anh đề xuất, về mặt chế tài xử phạt, chúng ta cũng phải tăng nặng hoặc có nhiều hình thức xử phạt khác để tính răn đe mạnh mẽ hơn. Các chế tài xử phạt các cơ quan quản lý văn hóa, các khu du lịch, chế tài để xử phạt cần phải nghiêm khắc hơn với các hoạt động này.

Khuyến khích những trò chơi tập thể văn minh

Khuyến khích những trò chơi tập thể văn minh

Du lịch phát triển, các đơn vị tổ chức hoạt động team building cũng phát triển. Ví dụ muốn tổ chức team building cũng phải có thẻ, giống như thẻ về hướng dẫn viên du lịch, phải được đào tạo và nếu vi phạm, tổ chức các trò chơi vi phạm thuần phong mỹ tục thì sẽ bị rút thẻ, PGS.TS Trần Thành Nam nêu.

Vụ nhóm phụ nữ để ngực trần chơi team building: Hé lộ về nhóm du khách

Liên quan đến clip nhóm phụ nữ để ngực trần chơi team building ở bãi biển, UBND TP Hạ Long yêu cầu công an làm rõ nguồn gốc clip, địa điểm, đơn vị tổ chức, những người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Gia Linh ([Tên nguồn])
Nóng trên mạng xã hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN