Từ ngày 1/7, điều kiện nhập khẩu vào Hà Nội, TP. HCM dễ dàng hơn

Luật Cư trú 2020 có hiệu lực từ 1/7/2021 nới rộng các đối tượng được nhập hộ khẩu tại các thành phố trực thuộc Trung ương.

Luật Cư trú mới bỏ những quy định riêng khi nhập hộ khẩu vào Hà Nội, TP. HCM

Luật Cư trú mới bỏ những quy định riêng khi nhập hộ khẩu vào Hà Nội, TP. HCM

Trước đây, những người ngoại tỉnh dù sống tại Hà Nội, TP. HCM nhiều năm nhưng vẫn không thể nhập hộ khẩu vào những thành phố trực thuộc Trung ương này do thiếu nhiều điều kiện được quy định riêng.

Tuy vậy, từ ngày 1/7 tới đây, khi Luật Cư trú năm 2020 chính thức có hiệu lực, việc đăng ký hộ khẩu tại Hà Nội, TP. HCM... sẽ được mở rộng thêm nhiều đối tượng, tạo điều kiện cho nhiều người dân muốn nhập khẩu tại các thành phố này.

Cụ thể, trước đây theo Luật Cư trú 2006 quy định chặt chẽ người nhập hộ khẩu vào Hà Nội, TP. HCM phân chia theo khu vực nội thành và ngoại thành.

Theo đó, muốn nhập khẩu vào nội thành phải đáp ứng các điều kiện quy định trong Điều 20 Luật Cư trú 2006: Tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở.

Đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê; Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình (người muốn nhập khẩu phải là vợ, chồng, bố mẹ, con, anh em ruột); Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp; Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình...

Tuy vậy, với Luật Cư trú 2020, kể từ ngày 1/7/2021, điều kiện chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên sẽ được bãi bỏ.

Thay vào đó, công dân muốn đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương chỉ cần đáp ứng các điều kiện, như: Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó; Khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con...

Luật Cư trú 2020 có hiệu lực từ ngày 1/7/2021 cũng bãi bỏ quy định về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Đây là phiếu lý lịch đòi hỏi khá nhiều thủ tục phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức của người dân.

4 điều cần biết về số định danh, thay thế cho hộ khẩu từ 1-7

Số định danh cá nhân cũng chính là số thẻ căn cước công dân

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Hòa ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN