"Tử Cấm Thành" phiên bản Việt gây xôn xao dư luận ở Đà Lạt: Có không tình ngay lý gian?

Sự kiện: Thời sự

Đại diện chủ đầu tư cho rằng số tượng lính gây dư luận bất bình những ngày qua được mình mua lại từ Khu du lịch Đại Nam ở tỉnh Bình Dương và là tượng lính Việt xưa nhưng... tình ngay lý gian.

Chiều 31-8, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Ngô Quang Phúc - Chủ tịch HĐQT-TGĐ Liên Minh Group - đơn vị đứng ra thu mua và vận chuyển hàng chục bức tượng lính chở từ Bình Dương về Đà Lạt gây xôn xao dư luận nhiều ngày qua, chia sẻ: Chúng tôi hết sức bất ngờ và vô cùng mệt mỏi trước những thông tin sai lệch mà mạng xã hội đã cho rằng tôi rước từ bên Tàu gì đó"

Gần 60 pho tượng được tập kết tại bãi giữ xe của Khu du lịch Quỷ Núi - Suối Ma (huyện Lạc Dương).

Gần 60 pho tượng được tập kết tại bãi giữ xe của Khu du lịch Quỷ Núi - Suối Ma (huyện Lạc Dương).

Ông Phúc cho rằng trước đây ông có dịp tham quan khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) và thấy đẹp mà để vậy hoang phí quá nên ông mua về để du khách tham quan. Ông đã mua 230 tượng nhưng mới vận chuyển hơn 60 tượng nhưng bị trầy xước, hư hỏng nhiều.

"Nhấn mạnh là tượng lính ở Việt Nam, chúng tôi mua chở về cũng công khai. Đúng là tình ngay lý gian, mấy ngày nay lực lượng chức năng cũng có mời tôi làm việc rồi rất nhiều số điện thoại gọi điện làm phiền nên tôi rất mệt mỏi. Chiều nay, cơ quan chức năng lập đoàn kiểm tra liên ngành vào kiểm tra thực thế, lúc đó cơ quan chức năng và các chuyên gia vào cuộc xác minh sẽ có kết quả cuối cùng" - ông Phúc nhấn mạnh.

Hầu hết các bức tượng đều không nguyên vẹn.

Hầu hết các bức tượng đều không nguyên vẹn.

Ông Phúc cũng cho rằng mình mua về dự định sau này sẽ làm 1 tư gia mô phỏng "Tử Cấm Thành" triều Nguyễn giống như Huế chứ không có mục đích nào khác. 

"Tử Cấm Thành" phiên bản Việt gây xôn xao dư luận ở Đà Lạt: Có không tình ngay lý gian? - 3

"Tử Cấm Thành" phiên bản Việt gây xôn xao dư luận ở Đà Lạt: Có không tình ngay lý gian? - 4

Theo ghi nhận của phóng viên, vào sáng ngày 31-8, tại Khu du lịch Quỷ Núi - Suối Ma (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), có tới hơn 60 tượng chia làm 2 nhóm chính đều mang vũ khí: quân phục phủ màu nhũ vàng Hầu hết các tượng đều không nguyên vẹn được Khu du lịch này dùng bạc che phủ tập kết ngay bãi giữ xe.

Trao đổi với phóng viên, bà Đ.B.N nhà nghiên cứu làm việc tại Bảo Tàng tỉnh Lâm Đồng, cho biết: "Thông qua một số hình ảnh, chúng tôi chưa thể khẳng định mục đích của doanh nghiệp là gì? bởi hoa văn trống đồng và chim lạc thì rất nhiều nước đang tranh cãi và nhận là của mình. Riêng chỉ có trống đồng Ngọc Lũ ở nước ta là sắc sảo nhất. Quan trọng nhất là chủ đích của doanh nghiệp này là làm gì? Nếu thể hiện bài bản qua các đời Vua Hùng trong lịch sử như ở Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) thì không ai nói, nếu biến thể theo hướng khác thì rất nguy hiểm..."

Trong khi đó, đại diện Sở Văn hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Lâm Đồng, cho biết hiện đang lập đoàn liên ngành vào thực tế kiểm tra và làm việc trực tiếp với các bên liên quan để có hướng xử lý.

Trên các bức tượng có hình hoa văn trống đồng và chim lạc.

Trên các bức tượng có hình hoa văn trống đồng và chim lạc.

Trước đó, nhiều ngày qua, mạng xã hội facebook lan truyền thông tin và những hình ảnh hàng trăm tượng lính được cho rằng giống đội quân đất nung khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc... xuất hiện tại một khu du lịch ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) là phản cảm.

Nguồn: [Link nguồn]

Cận cảnh vị trí Bình Định dự kiến tạc bức phù điêu 'khủng' 86 tỷ gây tranh cãi

Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc UBND tỉnh Bình Định dự kiến chi hơn 86 tỷ đồng (tiền ngân sách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đình Thi ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN