Từ 26/7, TP.HCM sẽ giới hạn khung giờ người dân ra đường

Sự kiện: Tin tức COVID-19

TP.HCM yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp đến ngày 1/8, có thể kéo dài thêm 2 tuần nếu cần thiết.

Video: Nhiều người dân Sài Gòn vẫn ra đường, bất chấp lệnh cấm. (Video: Đặng Đại, ghi nhận ngày 24/7)

Tại cuộc họp báo sáng 25/7, ông Phan Văn Mãi, Phó bí thư Thành uỷ TP.HCM cho biết, chiến lược phòng chống dịch của thành phố đang chuyển dần sang điều trị và đây là nhiệm vụ chính của thành phố trong thời gian tới.

Theo đó, thành phố tập trung vận dụng tất cả các nguồn lực để điều phối, tổ chức điều trị hiệu quả, giảm tử vong.

Người dân TP.HCM vẫn ra đường, dù chỉ thị 16+ với biện pháp siết chặt mạnh hơn.

Người dân TP.HCM vẫn ra đường, dù chỉ thị 16+ với biện pháp siết chặt mạnh hơn.

Theo ông Mãi, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM diễn biến phức tạp, khó lường có nguyên nhân từ việc không thực hiện nghiêm việc giãn cách từ chính người dân và việc kiểm soát của cơ quan chức năng.

Hiện nay ở một số địa bàn còn diễn ra việc người dân tiếp xúc, giao lưu với nhau.

"Chúng ta phải nhận thấy rằng việc này cực kỳ nguy hiểm, nếu không kiểm soát tình hình dịch sẽ tồi tệ hơn. Người dân, các cấp các ngành phải nghiêm túc thực hiện triệt để hơn nữa các biện pháp chống dịch", ông Mãi nói.

Ông Mãi cho biết thêm, thành phố phải thực hiện nghiêm các biện pháp đến ngày 1/8. Tuy nhiên, thành phố có thể kéo dài thêm trong 2 tuần để đảm bảo các biện pháp có hiệu quả, ngăn chặn được sự lây lan và phát tán dịch bệnh.

TP.HCM cũng phải tính tới tình huống xấu hơn để chuẩn bị khởi động kịch bản 3. Việc này không chỉ các cơ quan chức năng mà ngay cả người dân phải có ý thức và tâm thế chuẩn bị.

Ông Mãi cho biết, thành phố cũng đã phân tầng điều trị và chuẩn bị nguồn lực cho các tầng. Tuy nhiên, thời gian qua, lực lượng chức năng ở một số nơi chưa hỗ trợ kịp thời yêu cầu hỗ trợ y tế của người dân.

Lý do một phần là do sự quá tải của các cơ sở y tế, mặt khác là do cơ chế điều trị. Thành phố đang rà soát và mở rộng tối đa năng lực tiếp nhận, điều trị ở các quận huyện.

Các bệnh viện dã chiến thu dung tăng cường chức năng điều trị và bổ sung nguồn nhân lực để chuyển sang bệnh viện điều trị. Đồng thời, thành phố huy động nhiều hơn nữa bệnh viện tư nhân, mở rộng năng lực điều trị với 900 giường và triển khai thêm các cơ sở dã chiến.

Chỉ thị số 12 yêu cầu triệt để “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”, không được tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh.

Chỉ thị số 12 yêu cầu triệt để “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”, không được tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh.

Cũng theo ông Mãi, ngày mai 26/7, UBND TP.HCM sẽ có văn bản quy định đối tượng, nhiệm vụ, thời gian di chuyển ngoài đường.

Thành phố cũng có thể sẽ giới hạn khung giờ nhất định cho người dân ra đường, ví dụ sau 18h thì những hoạt động nào không được thực hiện. Đây là những biện pháp TP.HCM sẽ triển khai thời gian tới.

Thời gian này, khi sự di chuyển bị giới hạn thì các nhu cầu thiết yếu của người dân sẽ được đáp ứng tại nhà. TP.HCM sẽ tăng cường việc cung ứng hàng hóa, hỗ trợ cho người có hoàn cảnh khó khăn.

TP.HCM sẽ xử lý tốt hơn các tình huống y tế khẩn cấp mà người dân yêu cầu. Thành phố cũng đã có sự thảo luận, phân công, tăng cường nhân lực để đáp ứng các nhu cầu cần thiết của người dân.

Theo công bố của Bộ Y tế, sáng nay TP.HCM thêm 2.328 ca. Theo đó, tính từ 27/4 đến nay, thành phố đã có 58.198 bệnh nhân.

Những ai được phép ra đường trong thời gian TPHCM thực hiện Chỉ thị 16+?

Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết để cấp cứu, mua thực phẩm thiết yếu. Trong khu vực phong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Hằng - Yên Trang ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN