Từ 2025, sẽ tính tiền rác sinh hoạt theo số lượng, chủng loại

Sự kiện: Thời sự

Theo dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), người dân sẽ phải phân loại rác thải và chi trả tiền thu gom, xử lý rác thải theo lượng và chủng loại rác…

Sáng 12-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi. Một trong những vấn đề được các đại biểu góp ý nhiều là các quy định về phân loại, thu gom, tính phí xả rác thải sinh hoạt…

Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng. Ảnh: Quochoi.vn

Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng. Ảnh: Quochoi.vn

Cấp tỉnh quy định giá thu gom, xử lý rác

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng, cho hay vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt được nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ, dư luận quan tâm. Đặc biệt là các quy định phân loại, tính chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng.

Theo đó, dự thảo luật phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành ba loại cơ bản, gồm: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác. 

Dự luật cũng quy định căn cứ điều kiện kinh tế xã hội từng địa phương, UBND tỉnh quyết định phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác.  

Dự thảo luật giao Bộ trưởng Bộ TN&MT hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh.

“Hộ gia đình, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm chi trả một phần kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý, phần kinh phí còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Chính phủ” - ông Dũng nói.

Đối với chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được phân loại theo quy định không phải chi trả kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý. 

Về lộ trình thực hiện, dự thảo luật giao UBND cấp tỉnh quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên lượng, chủng loại chất thải phát sinh trước ngày 1-1-2025.

Cần cơ chế khuyến khích người dân phân loại rác

Góp ý vào dự luật, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng phải có cơ chế để khuyến khích người dân, doanh nghiệp trong vấn đề phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý rác thải thì mới có hiệu quả thực thi.

“Phải để cho người dân bán được rác thải đã phân loại thì họ mới nhiệt tình thực hiện. Nếu tôi bán rác, có tiền, thì tôi mới có nhiều động lực để phân loại. Đơn vị đi thu gom phải trả tiền, còn nhà máy tái chế rác thì mua lại của ông thu gom, vận chuyển. Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thu gom, xử lý thông qua thuế phí thì sẽ hợp lý hơn” - ông Phúc nói.

Đồng tình ý kiến này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu bổ sung thêm bên cạnh cơ chế khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia việc phân loại, thu gom, xử lý rác thì cũng cần duy trì nguyên tắc “ai xả càng nhiều rác thì càng phải trả nhiều tiền”.

“Anh có thể bán rác đã phân loại nhưng anh cũng phải trả tiền phí xử lý đó như vậy mới không khuyến khích người ta xả rác nhiều” - ông Lưu nói.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Quochoi.vn

Còn ông Trần Văn Tuý, Trưởng Ban công tác Đại biểu đánh giá dự luật quy định rất kỹ về quản lý chất thải và nếu làm được thì rất hiệu quả. Tuy nhiên cần quy định cụ thể hơn về lộ trình thực hiện quy định phân loại, thu gom, xử lý rác. 

“Dự luật đặt ra lộ trình thực hiện từ ngày 1-1-2025 thì quá dài. Đề nghị có lộ trình thực hiện cụ thể cho từng gian đoạn ngắn hạn. Tôi cho rằng người dân rất hào hứng thực hiện phân loại rác, vấn đề thu gom như thế nào thôi. Trước đây tỉnh chúng tôi (Bắc Ninh) từng làm thí điểm ở một phường. Tuy nhiên, người dân vất vả phân loại, đến khi đơn vị đi thu gom lại đổ chung vào hết một xe nên thất bại” - ông Tuý nói.

Cần có chiến dịch truyền thông rộng rãi

Cùng nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói: “Tôi hoan nghênh các quy định về quản lý chất thải rắn. Nếu có chiến dịch truyền thông rộng rãi như phạt giao thông, hay phòng, chống tác hại của rượu bia thì sẽ góp phần dần thay đổi ý thức của dân trong vấn đề xả rác, bảo vệ môi trường”.

Theo đó, bà đề nghị cần áp dụng nhiều biện pháp để đẩy nhanh việc thực hiện các quy định tiến bộ. Ví dụ như phân loại rác thải thì ngay từ bây giờ cần khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sản xuất thùng rác ba ngăn để giúp người dân thuận tiện trong phân loại rác.

“Vấn đề môi trường là quan trọng nhất hiện nay. Hiến pháp đã nêu rõ mọi người ai cũng có quyền được sống trong môi trường trong lành. Rác thải sinh hoạt của ta nhiều, việc phân loại, thu gom, xử lý lâu nay là vấn đề rất khó vì thế từng tỉnh, từng huyện cần có phong trào vận động, khuyến khích từng người dân tham gia thực hiện” - Chủ tịch Quốc hội nói. 

Không đưa vào luật việc thu tiền rác thải theo khối lượng

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT, đề xuất thu tiền rác thải theo khối lượng mới chỉ là dự kiến và triển khai ở từng địa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trọng Phú ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN