Truy nguồn gốc cây khủng vận chuyển xuyên Việt: Rối như tơ vò

Trong 2 ngày 5 và 6/4, Chi cục Kiểm lâm 2 tỉnh Thừa Thiên - Huế và Đắk Lắk có 2 báo cáo gửi đến các cơ quan liên quan về việc xác minh nguồn gốc 3 cây cổ thụ có kích thước khủng đang bị tạm giữ tại Huế, theo chỉ đạo của Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT).

Truy nguồn gốc cây khủng vận chuyển xuyên Việt: Rối như tơ vò - 1

Cây khủng chụp ngày 19/12/2017 tại xã Ea Hồ huyện Krông Năng, Đắk Lắk. Ảnh: Hoàng Thiên Nga

Tù mù nguồn gốc cây khủng thứ 3

Cuối tuần, trao đổi với nhà chức trách, đại diện báo Tiền Phong được biết: Thực hiện chỉ đạo của Cục Kiểm lâm ngày 30/3/2018, về việc kiểm tra thông tin báo nêu, rà soát quy trình xác nhận lâm sản của kiểm lâm địa phương có liên quan. Để làm rõ nguồn gốc các cây xanh cỡ lớn được chuyên chở từ Đắk Lắk xuyên qua nhiều tỉnh ra Bắc, đang bị tạm giữ tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chi cục Kiểm lâm cả 2 tỉnh đều đã có báo cáo. Tuy nhiên, tới nay cây khủng thứ 3 vẫn chưa rõ gốc gác.

Theo Báo cáo số 203/BC-CCKL ngày 05/4/2018 của Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế, thì chủ lâm sản là ông Kiều Văn Chương sinh năm 1986, trú tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã đến cơ quan Kiểm lâm xuất trình 3 bộ hồ sơ về nguồn gốc của 3 cây xanh. Hồ sơ thể hiện cả 3 cổ thụ khủng này đều là cây Đa sộp, đều được mua hợp pháp từ 3 huyện khác nhau của tỉnh Đắk Lắk.

Căn cứ báo cáo số 203, Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm 3 huyện phối hợp với chủ cây và chính quyền địa phương tiến hành xác minh nguồn gốc cây cảnh và trình tự xác nhận lâm sản. Kết quả cho thấy:

Cây khủng thứ nhất trên xe biển số 73C-02148 và rơ móoc biển số 73R- 00382, đúng là cây Đa sộp từng tỏa bóng trên rẫy ông Phạm Đình Thướng ở thôn 3, xã Ea Pil, huyện M’Đrắk, đã được chính quyền cho phép bứng đi ngày 21/3/2018. Sau đó, cây được UBND xã Ea Pil xác nhận nguồn gốc để vận chuyển vào ngày 23/3/2018.

Cây khủng thứ hai trên xe biển số 73C-04605 và rơ móoc biển số 73R- 00201 cũng được công nhận là cây Đa sộp, mọc trên rẫy ông Y Nô Byă ở buôn Ê Căm, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, được chính quyền xác nhận và cho phép vận chuyển vào ngày 22/3/2018 .

Riêng cây khủng số 3 trên xe biển số 73C-02880, hồ sơ gồm đơn vận chuyển, bản đăng ký khai thác, đơn đề nghị xác nhận cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ vào ngày 23/3/2018. Theo hồ sơ, thì cây này của bà H’Yô Na Buôn Yă thường trú tại buôn Sủ, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng. Hồ sơ đã được bà H’Phi La Niê – Phó Chủ tịch UBND xã Ea Hồ, huyện Krông Năng ký tên và đóng dấu xác nhận ngày 23/3/2018.

Ngày 5/4/2018, Hạt Kiểm lâm Krông Năng làm việc với những người có tên trong bộ hồ sơ. Bà H’Yô Na Buôn Yă khẳng định trên rẫy nhà bà không có bất kỳ cây Đa sộp nào, và bà cũng chưa từng ký vào bất cứ tờ đơn xin khai thác hoặc vận chuyển cây nào cả. Còn bà H’Phi La Niê-Phó Chủ tịch UBND xã Ea Hồ thì thừa nhận chữ ký trong đơn khai thác, vận chuyển cây ngày 23/3/2018 đúng là chữ ký của mình. Còn nội dung đơn viết gì, khi ký bà không để ý.

Như vậy, hồ sơ về nguồn gốc lâm sản của cây khủng số 3 không đúng với thực tế. Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm Krông Năng kiểm tra, xác minh lại.

Thêm một cây khủng chưa rõ nguồn gốc

PV Tiền Phong cũng vừa đề nghị Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk “tiện dịp” kiểm tra luôn nguồn gốc của một cây khủng khác, cũng bị cưa cắt gọn ghẽ cành ngọn, băng bó kín mít giống như 3 cây vừa bị bắt giữ tại Huế. Cây này bị cột chặt trên chiếc xe đầu kéo sơn màu xanh lục, biển số 73C-04322, cũng của Công ty Vận tải cơ giới Hải Sơn, mà đại diện báo Tiền Phong trong chuyến công tác cùng cán bộ Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk đã tình cờ bắt gặp bên đường xã Ea Hồ huyện Krông Năng từ ngày 19/12/2017. Điều này cho thấy, việc khai thác, vận chuyển những cây cổ thụ khổng lồ này còn những điểm “tù mù”, cần được các ngành chức năng tiếp tục phối hợp điều tra, làm rõ.

Theo báo cáo số 203 của Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên-Huế, thì từ nguồn tin qua các phương tiện thông tin đại chúng về việc đang có các cây xanh cỡ lớn được vận chuyển từ Nam ra Bắc qua địa bàn, sáng 1/4/2018 Chi cục đã chỉ đạo Đội Kiểm lâm cơ động tuần tra, phát hiện 3 cây xanh cỡ lớn. Cán bộ của chi cục đã phối hợp với UBND phường Phú Bài lập biên bản và tạm giữ để xác minh hồ sơ, nguồn gốc lâm sản. 9 giờ sáng ngày 4/4/2018, ông Kiều Văn Chương đến xuất trình 3 bộ hồ sơ cho 3 cây. Trong đó, hồ sơ ngày 23/3/2018 ghi cây Đa sộp đường kính 1,4 m, dài 12m, có xác nhận cho khai thác của UBND xã Ea Hồ .

Vụ cây ”quái thú”: Làm rõ phó chủ tịch xã ký bừa

Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ việc một phó chủ tịch xã ký hồ sơ khai thác vận chuyển cây "quái thú" nhưng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HOÀNG THIÊN NGA (Tiền Phong)
3 cây "quái thú" bị bắt giữ ở Thừa Thiên- Huế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN