Trường hợp nào phải cách ly y tế khi về quê ăn Tết?

Sự kiện: Vui xuân Quý Mão

Những người chưa tiêm đủ liều vaccine hoặc chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 cần cách ly y tế trong một số trường hợp.

Qua Fanpage của Báo Pháp Luật TP.HCM, bạn đọc gửi nhiều thắc mắc về trường hợp nào bị cách ly y tế khi về quê. Nhiều người tỏ ra lo ngại và không biết có nên về quê ăn tết khi mỗi tỉnh thành áp dụng các quy định khác nhau.

Trả lời về các quy định hiện hành về việc cách ly y tế người về quê, luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết: “Tùy theo tỉnh thành có mức độ dịch khác nhau thì có quy định khác nhau. Thế nhưng, không nhất thiết là phải bắt buộc cách ly, mà dựa theo từng trường hợp để cách ly. Ví dụ: TP Hải Phòng và nhiều tỉnh thành khác đã thực hiện theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Do vậy, TP áp dụng quy định của Bộ Y tế, không có quy định riêng về người dân trong và ngoài nước về quê đón tết. Tỉnh Quảng Ngãi cũng quyết định chính thức xóa nới lỏng các quy định cho người dân về quê ăn tết”.

Không phải trường hợp nào về quê ăn Tết cũng bị cách ly y tế. Ảnh: NGỌC LÀI

Không phải trường hợp nào về quê ăn Tết cũng bị cách ly y tế. Ảnh: NGỌC LÀI

Cũng theo luật sư Tuấn, hiện nay, các quy định về giãn cách xã hội theo các Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng đã chính thức được bãi bỏ. Thay vào đó là áp dụng các biện pháp “thích ứng an toàn” theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Việc đi lại của người đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau được Nghị quyết này quy định cụ thể như sau:

- Nếu đến từ vùng xanh: Được đi lại không hạn chế

- Nếu đến từ vùng vàng: Được đi lại không hạn chế

- Nếu đến từ vùng cam: Được đi lại không hạn chế, nhưng phải tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Nếu đến từ vùng đỏ: Phải tuân thủ các điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trường hợp Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại nhà nhưng địa phương có địa điểm cách ly tập trung và được người đi cách ly đồng ý thì thực hiện cách ly tập trung.

Trong khi đó, theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn 9472/BYT-MT, các trường hợp có nguy cơ cao trở về từ các địa bàn có dịch thì phải thực hiện cách ly như sau:

- Nếu đã tiêm đủ vắc xin hoặc khỏi bệnh trong vòng 6 tháng: Tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương và nghiêm túc thực hiện 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

- Nếu tiêm chưa đủ liều vắc xin: Thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.

- Nếu chưa tiêm vắc xin: Thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương.

Theo hướng dẫn nêu trên, những trường hợp khi về từ vùng có dịch thì yêu cầu cách ly tại nhà chỉ áp dụng với người chưa tiêm đủ liều, chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Trong đó, chưa tiêm đủ liều thì cách ly tại nhà 7 ngày, chưa tiêm vaccine thì cách ly 14 ngày. Riêng người đã tiêm đủ liều hoặc đã khỏi COVID-19 trong 6 tháng thì chỉ cần theo dõi sức khoẻ tại nhà.

Như vậy, không phải mọi trường hợp về quê ăn Tết đều bị cách ly mà chỉ người chưa tiêm đủ liều vaccine hoặc chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 mới phải cách ly y tế.

Cách ly mọi người dân từ vùng có dịch Covid về quê ăn Tết là trái quy định

Càng sát Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các địa phương đã liên tiếp ban hành các văn bản về tăng cường phòng, chống dịch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Lài ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN