Trung Quốc sẽ viện trợ Việt Nam thêm 3 triệu liều vắc-xin

Trong năm nay, Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vắc-xin COVID-19, nâng tổng số vắc-xin nước này viện trợ cho Việt Nam lên 5,7 triệu liều; một số địa phương Trung Quốc cũng viện trợ vắc-xin và trang thiết bị y tế cho phía Việt Nam, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua cho biết tại Hà Nội.

Nhận lời mời của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban chỉ đạo Hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc từ ngày 10-12/9. Ảnh: MOFA.

Nhận lời mời của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban chỉ đạo Hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc từ ngày 10-12/9. Ảnh: MOFA.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh bày tỏ cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.

Sẽ mở thêm các cặp cửa khẩu

Ngày 10/9 tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban chỉ đạo Hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Hai bên nhất trí cho rằng, kể từ sau Phiên họp lần thứ 12 (tháng 7/2020) đến nay, quan hệ Việt - Trung duy trì xu thế phát triển tích cực, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt hai Đảng, hai nước duy trì tiếp xúc, trao đổi mật thiết thông qua nhiều hình thức, tần suất cao; giao lưu, hợp tác giữa các Bộ, ngành, địa phương được đẩy mạnh, không ngừng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong phòng chống Covid-19; các lĩnh vực hợp tác thực chất có tiến triển đáng khích lệ.

Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam; năm 2020, Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc xét theo tiêu chí quốc gia. Giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước ngày càng mật thiết.

Bên cạnh đó, hai bên cũng trao đổi về một số vấn đề hạn chế như: thương mại mất cân đối, hoạt động giao thương nhất là xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới bị ách tắc; tiến độ một số dự án hợp tác kinh tế, viện trợ không hoàn lại cần đẩy nhanh hơn.

Hai bên đi sâu trao đổi và xác định một số trọng tâm công tác thời gian tới. Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đề nghị thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi đạt tiến triển thực chất theo đúng tinh thần nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao; sử dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có giữa các bộ, ngành, địa phương, duy trì trao đổi thường xuyên giữa hai Tổng Thư ký Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương.

Hai bên nhất trí thúc đẩy tổ chức các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao; triển khai hiệu quả hợp tác giữa hai Đảng; phát huy vai trò quan trọng của hai Bộ Ngoại giao trong việc điều phối, thúc đẩy quan hệ hai nước; triển khai tốt các cơ chế giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật; trao đổi kinh nghiệm và hợp tác về phòng chống COVID-19, trong đó có hợp tác về vắc-xin.

Hai bên nhất trí nối lại các chuyến bay thương mại khi điều kiện cho phép, tạo thuận lợi cho việc qua lại về người và hàng hóa. Hai bên nhất trí tiếp tục áp dụng các biện pháp hiệu quả thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư phát triển ổn định, bền vững, cân bằng, lành mạnh; sớm hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam; đẩy nhanh nâng cấp hoặc mở mới các cặp cửa khẩu như Hoành Mô - Động Trung, Tà Lùng - Thủy Khẩu, Trà Lĩnh - Long Bang, Ma Lù Thàng - Kim Thủy Hà, Lý Vạn - Thạc Long... để tăng cường giao thương ở khu vực biên giới.

Hai bên khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; tích cực phối hợp, giải quyết một số khó khăn tồn tại trong một số dự án hợp tác như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và đẩy nhanh triển khai các khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc.

Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác về khoa học công nghệ, môi trường, giao thông vận tải, nông nghiệp, y tế, văn hóa, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân; tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 10/9 tại Hà Nội. Ảnh: MOFA.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 10/9 tại Hà Nội. Ảnh: MOFA.

Trao đổi thẳng thắn về vấn đề biên giới lãnh thổ

Hai bên trao đổi cởi mở, thẳng thắn về vấn đề biên giới lãnh thổ; nhất trí hợp tác quản lý tốt biên giới trên đất liền trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các hiệp định và văn kiện pháp lý về biên giới. Về vấn đề trên biển, hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; thúc đẩy các cơ chế đàm phán, hợp tác đạt tiến triển thực chất, trong đó có hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm, phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ cũng như đẩy nhanh hoàn thiện để ký kết Hiệp định mới về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Kết thúc Phiên họp, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chứng kiến lễ ký “Hiệp định hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại”; công bố hoàn tất “Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2021 - 2025 giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, “Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc thiết lập Nhóm hợp tác thuận lợi hóa thương mại Việt - Trung”; khởi động dự án “Hợp tác nghiên cứu so sánh tiến hóa trầm tích giai đoạn Holocene châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang”.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngày 10/9, thêm 13.306 ca mắc COVID-19 trong nước

Bộ Y tế vừa công bố 13.321 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 13.306 ca ghi nhận trong nước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Loan ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN