Trung Quốc phóng tàu thăm dò Mặt trăng đầu tiên
Trung Quốc đã phóng tàu thăm dò tự hành mặt đầu tiên lên Mặt Trăng vào rạng sáng ngày hôm nay (2/12).
Tàu thăm dò Yutu (Thỏ Ngọc) đã được phóng lên không gian bằng tên lửa đẩy Trường Chinh March-3B vào 1 giờ 30 phút sáng nay, 2/12 (theo giờ địa phương) từ Trung tâm phóng vệ tinh Tân Cương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, tàu thăm dò Yutu của Trung Quốc sẽ đáp xuống bề mặt của Mặt Trăng vào giữa tháng 12 trước khi bắt đầu khảo sát địa chất và tìm kiếm các nguồn tài nguyên trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Đây sẽ là tàu thăm dò đầu tiên của Trung Quốc đáp xuống một thiên thể ngoài hành tinh của chúng ta.
Tàu thăm dò Mặt Trăng Yutu của Trung Quốc được phóng lên không gian vào rạng sáng nay
Năm 2007, Trung Quốc đã phóng tàu thăm dò quỹ đạo Mặt Trăng đầu tiên, mang tên Hằng Nga 1 với sứ mệnh chụp ảnh bề mặt và phân tích cấu tạo của Mặt Trăng. Các nhà khoa học Trung Quốc đang thảo luận kế hoạch đưa con người lên vệ tinh tự nhiên của Trái đất vào khoảng 2020.
Trung Quốc đã phóng một tàu vũ trụ chở theo 3 phi hành gia lên vũ không gian vào tháng 6 vừa qua. Các phi hành gia đã dành 15 ngày trên quỹ đạo Trái đất và kết nối với 1 phòng thí nghiệm không gian. Sứ mệnh này nằm trong kế hoạch xây dựng một trạm không gian riêng của Trung Quốc vào năm 2020.
Nếu sứ mệnh của tàu thăm dò Yutu thành công, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới, sau Mỹ và Liên Xô cũ, có khả năng đưa tàu thăm dò tự hành lên Mặt Trăng. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn còn kém xa các cường quốc vũ trụ này.
Trung Quốc khẳng định rằng chương trình không gian của nước này là vì những mục đích hòa bình, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ tỏ rõ quan điểm muốn ngăn chặn Trung Quốc tăng cường khả năng không gian để tạo ra những lợi thế chiến lược.