Trung Quốc: "Đại tẩu Nhà đất" vào tù

"Đại tẩu Nhà đất" Gong Aiai đã phải nối gót "Đại ca Đồng hồ" Dương Đạt Tài vào tù vì các hành vi sai trái của mình.

Sau khi "Đại ca Đồng hồ" Dương Đạt Tài bị cách chức và kết án tù hồi tháng trước, ngày 29/9, một tòa án ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã tuyên án 3 năm tù đối với "Đại tẩu Nhà đất", một đại gia ngân hàng và bất động sản với tội danh làm giả và mua bán các loại giấy tờ của cơ quan nhà nước.

Theo đó, bà Gong Aiai, người được cộng đồng mạng Trung Quốc gọi bằng cái tên “Đại tẩu Nhà đất” đã bị phát hiện mua hàng loạt nhà đất ở thành phố Bắc Kinh bằng chứng minh thư giả và bị tòa án quận Jingbian kết tội.

Trung Quốc: "Đại tẩu Nhà đất" vào tù - 1

"Đại tẩu Nhà đất" Gong Aiai trước tòa

Theo cáo trạng của tòa án, bà Gong, một cựu Phó giám đốc Ngân hàng Thương mại Nông thôn Shenmu, thành phố Cát Lâm đã mua trái phép hộ khẩu Bắc Kinh cho bản thân và con gái với giá 48.000 USD để được quyền mua nhà ở thủ đô.

“Đại tẩu Nhà đất” cũng đã bị truy tố với tội danh làm giả chứng minh thư với tên Gong Xianxia và Gong Aiai. Theo cáo trạng của tòa án, bà Gong đã vi phạm quy định của hệ thống đăng ký hộ khẩu và gây rối trật tự xã hội.

Hồi tháng 1, cộng đồng mạng Trung Quốc phát giác ra rằng bà Gong sở hữu hơn 20 căn nhà ở Bắc Kinh, thành phố “tấc đất tấc vàng” với giá trị lên tới 1 tỉ tệ được đăng ký dưới tên Gong Aiai và Gong Xianxia. Ngay lập tức, bà này được cư dân mạng “phong tặng” danh hiệu “Đại tẩu Nhà đất” của Trung Quốc.

Kết quả điều tra của cảnh sát cho thấy bà Gong có tới 4 sổ hộ khẩu và sở hữu tới 44 căn nhà ở Bắc Kinh với tổng diện tích sàn 10.543 mét vuông. Giá trị của số bất động sản này lên tới khoảng 395 triệu tệ.

Trong khi cộng đồng mạng Trung Quốc vẫn đang thắc mắc về nguồn gốc số tiền mà bà Gong sử dụng để mua số nhà đất này thì cảnh sát cho biết họ không nhận được bất cứ thông tin nào về việc bà này gây quỹ trái phép, thụt két hay giả mạo hợp đồng.

Trước đó bà Gong khai trước tòa án rằng bà này kiếm được số tiền lớn như vậy thông qua kinh doanh than đá và vay mượn của bạn bè. Vụ việc của bà Gong đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc đòi siết chặt lại cơ chế quản lý và giám sát hệ thống cấp hộ khẩu cũng như chứng minh thư được áp dụng ở Trung Quốc từ năm 1984.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Dũng (Theo NYTimes) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN