Trúng đấu giá đất Thủ Thiêm nhưng không nộp tiền sẽ bị xử lý thế nào?

Người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền theo đúng phương án đấu giá đất tại Thủ Thiêm thì UBND cấp có thẩm quyền hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá.

Trúng đấu giá đất Thủ Thiêm nhưng không nộp tiền sẽ bị xử lý thế nào? - 1

Cuối năm 2021, tại phiên đấu giá một số lô đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Công ty cổ phần Dream Republic trúng đấu giá lô đất số 3-5 (diện tích 6.446m2). Doanh nghiệp này phải đóng 3.820 tỉ đồng tiền sử dụng đất và 500 triệu đồng tiền lệ phí trước bạ. 

Công ty cổ phần Sheen Mega trúng đấu giá lô đất số 3-8 (diện tích 8.568,1m2), phải đóng 4.000 tỉ đồng tiền sử dụng đất.

Theo quy định, trong vòng 30 ngày kể từ ngày 6-1-2022 - thời điểm Cục Thuế TPHCM ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, doanh nghiệp trúng đấu giá đất phải đóng lệ phí trước bạ và 50% tiền sử dụng đất; chậm nhất trong 90 ngày kể từ ngày 6-1, các đơn vị trúng đấu giá nộp 50% số tiền sử dụng đất còn lại. Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp tiền sử dụng đất, cơ quan thuế sẽ xử phạt 0,03%/ngày/số tiền chậm nộp.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một cán bộ phụ trách mảng nhà đất của Cục Thuế TPHCM cho biết cuối tháng 4-2022, Công ty cổ phần Sheen Mega và Công ty cổ phần Dream Republic có hứa trong số hơn 7.800 tỉ đồng tiền sử dụng đất sẽ nộp 100 tỉ đồng vào ngân sách trước ngày 30- 4 để thể hiện quyết tâm thực hiện dự án. Thế nhưng, đến nay, hai doanh nghiệp này chưa thực hiện.

Mặt khác, cơ quan thuế đã gửi thông báo đến doanh nghiệp trúng đấu giá đất về số tiền sử dụng đất phải nộp vào ngân sách trước ngày 6-5 vì đã hết hạn 90 ngày. Sau thời hạn này, nếu Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega vẫn chưa nộp thì cơ quan thuế có thể từng bước áp dụng các biện pháp cưỡng chế như phong tỏa tài khoản, ngừng sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…

Vần đề đặt ra nếu hai doanh nghiệp nêu trên không đủ năng lực tài chính để thanh toán tiền trúng đấu giá đất Thủ Thiêm thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thế nào?

Dưới góc độ pháp lý, ThS-Luật sư Phạm Đức (Công ty Luật Quốc tế và Cộng sự) cho biết trường hợp 2 doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính dù có cam kết nộp và xin chậm nộp tiền theo thông báo của cơ quan thuế, thì họ vẫn vi phạm nghĩa vụ thanh toán của người trúng đấu giá theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, căn cứ Khoản 2 Điều 48 Luật Đấu giá tài sản quy định: Người trúng đấu giá có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. 

Nếu họ vi phạm thì căn cứ điểm d Khoản 5 Điều 68 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ) hướng dẫn xử lý.

Cụ thể, trường hợp người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền theo đúng phương án đấu giá quyền sử dụng đất thì UBND cấp có thẩm quyền hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

"Như vậy, trường hợp phương án đấu giá đất của UBND TPHCM có quy định thời hạn nộp tiền không quá 180 ngày kể từ ngày ký hợp đồng mua bán và khi quá thời hạn này, hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất là Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega chưa nộp hoặc nộp không đủ thì UBND TPHCM có quyền hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá đất" - luật sư Phạm Đức nhận định.

Tuy nhiên, theo luật sư này, nếu phương án đấu giá đất của UBND TP HCM không quy định cụ thể thời hạn nộp tiền sử dụng đất hoặc không có sự thỏa thuận nào khác thì đây là phần thiếu sót rất quan trọng của cơ quan trình phương án đấu giá để UBND TP HCM phê duyệt và lúc đó các bên liên quan sẽ khó khăn để giải quyết vấn đề này, bởi quy định pháp luật buộc cơ quan xây dựng phương án đấu giá phải có tiêu chí ràng buộc thời hạn nộp tiền đối với người trúng đấu giá.

Mặt khác, căn cứ Điều 39 Luật đấu giá tài sản quy định xử lý khoản tiền đặt trước mà 2 doanh nghiệp đã nộp trước khi tham gia đấu giá. Theo đó, doanh nghiệp sẽ không được nhận lại tiền đặt trước và tiền sẽ được trung tâm đấu giá nộp vào ngân sách nhà nước, sau khi trừ đi chi phí đấu giá.

Theo Cục Thuế TPHCM, căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm với UBND TPHCM có thời hạn tối đa là 180 ngày; chậm nhất vào ngày 6-7, nếu Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega không nộp tiền sử dụng đất, họ sẽ không được nhận lại tiền đặt trước, tức "mất cọc".

Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm đã thất hứa nộp 100 tỉ đồng

Trong số hơn 7.800 tỉ đồng phải nộp, hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm hứa nộp 100 tỉ đồng trước 30-4 nhưng đến thời điểm này vẫn chưa thực hiện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thy Thơ - Hoàng Triều ([Tên nguồn])
Quy hoạch Thủ Thiêm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN