Tròn 2 tháng sử dụng “bảo bối” của Nhật, sông Tô Lịch thay đổi thế nào?

Dòng sông Tô Lịch đen kịt, hôi thối đã có những thay đổi nhất định sau 2 tháng thử nghiệm công nghệ Nano của Nhật Bản.

  Từ ngày 16/5, Hà Nội bắt đầu triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch (300m đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy) bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản. Trước đó, con sông này bị ô nhiễm nặng, dòng nước đen kịt, bốc mùi hôi thối.

  Từ ngày 16/5, Hà Nội bắt đầu triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch (300m đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy) bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản. Trước đó, con sông này bị ô nhiễm nặng, dòng nước đen kịt, bốc mùi hôi thối.

 Bốn chiếc máy sục khí được đặt xuống lòng sông để xử lý ô nhiễm. Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, khi đặt máy sục khí Bio-nano xuống thì 3 ngày sau, mùi hôi của sông Tô Lịch sẽ giảm và sau 2 tháng các chỉ số quan trắc nước sẽ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

 Bốn chiếc máy sục khí được đặt xuống lòng sông để xử lý ô nhiễm. Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, khi đặt máy sục khí Bio-nano xuống thì 3 ngày sau, mùi hôi của sông Tô Lịch sẽ giảm và sau 2 tháng các chỉ số quan trắc nước sẽ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

 Ngày 16/7, sau đúng 2 tháng thử nghiệm, PV đã có mặt tại sông Tô Lịch đoạn đặt máy sục khí Nano để ghi nhận sự thay đổi của con sông này.

 Ngày 16/7, sau đúng 2 tháng thử nghiệm, PV đã có mặt tại sông Tô Lịch đoạn đặt máy sục khí Nano để ghi nhận sự thay đổi của con sông này.

Tròn 2 tháng sử dụng “bảo bối” của Nhật, sông Tô Lịch thay đổi thế nào? - 4  So sánh hình ảnh của con sông Tô Lịch ngày bắt đầu đặt máy sục khí Nano và sau 2 tháng máy chạy thử nghiệm.

 So sánh hình ảnh của con sông Tô Lịch ngày bắt đầu đặt máy sục khí Nano và sau 2 tháng máy chạy thử nghiệm.

Tròn 2 tháng sử dụng “bảo bối” của Nhật, sông Tô Lịch thay đổi thế nào? - 6  Cảm quan bằng mắt thường, có thể thấy nước sông Tô Lịch hiện tại có màu hơi đục nhưng bớt ô nhiễm hơn so với ngày trước.

 Cảm quan bằng mắt thường, có thể thấy nước sông Tô Lịch hiện tại có màu hơi đục nhưng bớt ô nhiễm hơn so với ngày trước.

Tròn 2 tháng sử dụng “bảo bối” của Nhật, sông Tô Lịch thay đổi thế nào? - 8 Theo một số người dân sống cạnh sông, do hôm qua (15/7), Hà Nội có mưa lớn nên nước mưa đổ ra sông có màu đục, màu nước thay đổi, bớt đen và hôi thối hơn.

Theo một số người dân sống cạnh sông, do hôm qua (15/7), Hà Nội có mưa lớn nên nước mưa đổ ra sông có màu đục, màu nước thay đổi, bớt đen và hôi thối hơn.

Tròn 2 tháng sử dụng “bảo bối” của Nhật, sông Tô Lịch thay đổi thế nào? - 10 Trước đó, từ ngày 9 đến 11, Công ty Thoát nước Hà Nội cũng đã xả hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch làm sông chuyển màu xanh biếc. Thế nhưng, chỉ khoảng 2 ngày sau, nước rút, sông Tô Lịch lại chuyển màu đen kịt, cá chết nhiều.

Trước đó, từ ngày 9 đến 11, Công ty Thoát nước Hà Nội cũng đã xả hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch làm sông chuyển màu xanh biếc. Thế nhưng, chỉ khoảng 2 ngày sau, nước rút, sông Tô Lịch lại chuyển màu đen kịt, cá chết nhiều.

Tròn 2 tháng sử dụng “bảo bối” của Nhật, sông Tô Lịch thay đổi thế nào? - 12  Nước sông Tô Lịch sau tròn 2 tháng sử dụng công nghệ của Nhật Bản.

 Nước sông Tô Lịch sau tròn 2 tháng sử dụng công nghệ của Nhật Bản.

Tròn 2 tháng sử dụng “bảo bối” của Nhật, sông Tô Lịch thay đổi thế nào? - 14  Do đợt nước xả hồ Tây ra sông Tô Lịch gần với lịch lấy mẫu nước đánh giá hiệu quả của “bảo bối” Nhật nên Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE), đơn vị lắp máy dự kiến sẽ lùi ngày lấy mẫu nước lại.

 Do đợt nước xả hồ Tây ra sông Tô Lịch gần với lịch lấy mẫu nước đánh giá hiệu quả của “bảo bối” Nhật nên Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE), đơn vị lắp máy dự kiến sẽ lùi ngày lấy mẫu nước lại.

Tròn 2 tháng sử dụng “bảo bối” của Nhật, sông Tô Lịch thay đổi thế nào? - 16 Theo những kết quả cho JVE công bố, dự án thí điểm máy sục khí Nano trong xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch đã cho những kết quả tốt. Độ dày của bùn đáy sông giảm mạnh, nồng độ H2S giảm, hàm lượng oxy hòa tan (DO) tăng cao…

Theo những kết quả cho JVE công bố, dự án thí điểm máy sục khí Nano trong xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch đã cho những kết quả tốt. Độ dày của bùn đáy sông giảm mạnh, nồng độ H2S giảm, hàm lượng oxy hòa tan (DO) tăng cao…

Các đơn vị cung cấp, lắp đặt và vận hành công nghệ Nano Bioreator đang gửi công văn lên đề nghị chính quyền thành phố Hà Nội cho thử nghiệm thêm 2 tháng (đến ngày 17/9) vì cho rằng, việc xả nước hồ Tây đã làm trôi toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng qua.

Các đơn vị cung cấp, lắp đặt và vận hành công nghệ Nano Bioreator đang gửi công văn lên đề nghị chính quyền thành phố Hà Nội cho thử nghiệm thêm 2 tháng (đến ngày 17/9) vì cho rằng, việc xả nước hồ Tây đã làm trôi toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng qua.

Người dân hy vọng công nghệ này có thể sẽ làm hồi sinh được con sông Tô Lịch đã “chết” nhiều năm qua.

Người dân hy vọng công nghệ này có thể sẽ làm hồi sinh được con sông Tô Lịch đã “chết” nhiều năm qua.

Đề xuất bơm nước để đi thuyền trên sông Tô Lịch

“Từ mực nước chết, ô nhiễm nặng, sông Tô Lịch sẽ có dòng chảy và có thể phát triển giao thông thủy”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN