Trịnh Xuân Thanh nói mong khi chết được trong vòng tay vợ con

Sáng nay (3.2) phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm về tội "Tham ô tài sản" đã kết thúc phần tranh luận, chuyển sang phần nghị án. Các bị cáo được nói lời sau cùng trước khi Tòa nghỉ nghị án.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã nói, trong thời gian bị tam giam nhiều đêm bị cáo mất ngủ vì nhớ vợ, con, nhớ bạn bè, nhiều khi nghĩ đã rơm rớm nước mắt.

Trịnh Xuân Thanh nói mong khi chết được trong vòng tay vợ con - 1

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: TTXVN.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh kể lại việc, sau đó dần được tiếp xúc với luật sư và trước khi ra tòa tiếp xúc với mẹ và con bị cáo. Nói về việc ngoan cố hay không ngoan cố, bị cáo Trịnh XuânThanh mong HĐXX xem xét kỹ càng cho bị cáo về việc này.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho biết thêm, bản thân không muốn kêu khổ nhưng bị cáo bị thấp khớp rất nặng như năm ngoái không đi lại được và có khả năng biến chứng dẫn đến đột quỵ, đột tử.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh nói có nguyện vọng là sau khi có án với bị cáo, tuyên án, bị cáo được gần với vợ con, nếu có chết thì được trong vòng tay vợ con.

Bị cáo Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng) cho rằng đã khai báo hết toàn bộ mong tòa xem xét về tội danh để có bản án thấu tình đạt lý để bị cáo sớm có cơ hội sớm trở về với gia đình và xã hội, đặc biệt để chịu tang người cha vừa qua đời.

Bị cáo Đào Duy Phong cho rằng bản thân đã sớm khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo nên mong tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo Phong cũng nói thêm về hoàn cảnh bệnh tật cũng như những thành tích trong quá trình công tác để HĐXX xem xét.

Bị cáo Nguyễn Ngọc Sinh trong lời nói sau cùng đã gửi lời xin lỗi đến một số cán bộ của Cơ quan điều tra, vì trong giai đoạn điều tra bị cáo chưa thực sự thành khẩn, đến giai đoạn truy tố bị cáo đã thành khẩn khai báo góp phần làm sáng tỏ vụ án.

Các bị cáo khác trong lời nói sau cùng đều xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt. Sau khi các bị cáo nói xong lời sau cùng, HĐXX tuyên bố nghỉ nghị án và sẽ tuyên án vào sáng 5.2.

Trước đó tại phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị mức án cho Trịnh Xuân Thanh và 7 đồng phạm về tội "Tham ô tài sản" như sau: 

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tù chung thân.

Bị cáo Đào Duy Phong, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam – PVP Land từ 17 đến 18 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Ngọc Sinh, nguyên Tổng giám đốc PVP Land từ 14 -15 năm tù.

Bị cáo Đinh Mạnh Thắng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà (em trai ông Đinh La Thăng) từ 11 -12 năm tù.

Bị cáo Thái Kiều Hương, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Vietsan từ 11-12 năm tù

Bị cáo Lê Hòa Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty cổ phần Minh Ngân từ 9 -10 năm tù (do vấn đề sức khỏe, bị cáo Bình có đơn xin xét xử vắng mặt. Bị cáo Bình từng bị TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên án chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản").

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Thoa, nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần Xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty cổ phần Minh Ngân từ 8 -9 năm tù.

Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (kinh doanh tự do) từ 11- 12 năm tù.

Theo Viện Kiểm sát, Công ty cổ phần dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương gồm 5 cổ đông sáng lập, trong đó có PVP Land, đã thống nhất ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng toàn bộ 24 triệu cổ phần sở hữu dự án Nam Đàn Plaza (ở đường Phạm Hùng, Hà Nội) cho Lê Hòa Bình (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1-5) với giá tương đương 52 triệu đồng/m2 đất.

Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, Lê Hòa Bình đã ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với từng cổ đông sáng lập của Công ty Xuyên Thái Bình Dương. Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm đã có sự móc nối, chỉ đạo, thông đồng với Lê Hòa Bình và Nguyễn Thị Kim Thoa để thực hiện việc ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với giá 34 triệu đồng/m2, thấp hơn giá trị thực tế đã đặt cọc 52 triệu đồng/m2 để lấy tiền chênh lệch, chia nhau chiếm đoạt.

Tổng cộng, các bị cáo đã chiếm đoạt được 49 tỷ đồng trong tổng số hơn 87 tỷ đồng tiền nhượng cổ phần. Trong đó, Trịnh Xuân Thanh chiếm đoạt được 14 tỷ đồng, Đinh Mạnh Thắng chiếm đoạt 5 tỷ đồng, Đào Duy Phong 8 tỷ đồng, Nguyễn Ngọc Sinh 2 tỷ đồng, Đặng Sỹ Hùng 20 tỷ đồng.

Viện Kiểm sát cho rằng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh là người có vai trò quyết định trong việc cho chuyển nhượng cổ phần PVP Land với giá thấp hơn thực tế. Bị cáo Đinh Mạnh Thắng là người móc nối, tác động để ông Thanh cho chuyển nhượng cổ phần tại PVP Land.

Trịnh Xuân Thanh kháng cáo kêu oan

TAND TP. Hà Nội xác nhận tính đến ngày 2-2 đã nhận được đơn kháng cáo của 12/22 bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái quy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lương Kết – Nguyễn Chương (Dân Việt)
Vụ Trịnh Xuân Thanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN