Trẻ 2 tuổi biết chơi game, cha mẹ tưởng thần đồng, nào ngờ…

Sự kiện: Sống khỏe

“2 tuổi biết chơi game khiến bố mẹ A rất tự hào vì con mình nhỏ tuổi đã làm được những việc của người lớn”.

Trẻ 2 tuổi biết chơi game, cha mẹ tưởng thần đồng, nào ngờ… - 1

Nhiều trẻ nhập viện tâm thần, mất tương lai vì nghiện game. 

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Trưởng phòng Phòng Điều trị Nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần cảnh báo, nghiện game ngày càng phát triển và gây nhiều hậu quả nặng nề. Bệnh đang dần trở thành vấn nạn của xã hội. 

Bác sĩ Hà kể về một trường hợp bé Nguyễn Minh A, 2 tuổi đã biết chơi game, 8 tuổi bé đã giúp bố mẹ trông quán internet và thu tiền của các game thủ.

“2 tuổi biết chơi game khiến bố mẹ A rất tự hào vì con mình nhỏ tuổi đã làm được những việc của người lớn. Ngay sau đó, bố mẹ của A. cũng không thể ngờ con trai họ mới 10 tuổi đã xin nghỉ học vì lý do “học đủ rồi” ở nhà trông quán game”, bác sĩ Hà chia sẻ.

Quá sốc, không đồng ý với lý do “học đủ rồi” của con trai, bố mẹ của A phải bán toàn bộ cửa hàng. A dọa tự tử hoặc đập phá đồ đạc. Ngay lập tức, bố mẹ A phải đưa bé đến viện tâm thần khám và điều trị.

Trường hợp khác đang điều trị nghiện game là Trần Văn T (13 tuổi, Hà Nội). T. là một “tân binh” mới vào điều trị.

T cho biết, em bắt đầu chơi game từ năm lớp 3. Ban đầu, do bố mẹ không để ý, không cấm cản nên em chơi liên tục bất kể thời gian, thậm chí còn bỏ ăn để chơi.

Khi thấy em chơi nhiều quá, bố mẹ cấm chơi bằng cách đánh, mắng, dọa nạt. Tuy nhiên, những đòn roi của bố mẹ, không làm cậu bé này sợ sệt mà thậm chí cậu tìm cách chơi nén và áp dụng đủ mọi cách qua mặt bố mẹ. Nhiều lúc không có tiền chơi game, T. cảm thấy bồn chồn, bứt rứt, khó chịu.

Theo các chuyên gia, so với điều trị nghiện rượu hay ma túy, việc điều trị nghiện game không mất nhiều thời gian, tiền bạc, nguy cơ tái nghiện thấp. Điều trị nghiện game cần phải thay đổi, cách ly môi trường, không cho bệnh nhân tiếp cận với phương tiện chơi game, đồng thời sử dụng thuốc, thay đổi lịch sinh hoạt (ăn, ngủ).

Nhiều trẻ khi điều trị cho biết, lúc nào cũng có cảm giác màn hình máy vi tính vô hình ở trước mặt mình, luôn mất tập trung và không quan tâm đến sự việc và mọi người ở xung quanh.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, gia đình cần chú ý đến việc chơi game của trẻ. Trong trường hợp trẻ có những dấu hiệu như lầm lì, hay cáu gắt, không thích giao tiếp với mọi người, mắt hay nhìn xuống, bàn tay bị chai thì nên đưa đến các cơ sở về sức khỏe tâm thần để điều trị sớm.

Triệu chứng của nghiện game

Thèm chơi game: Người nghiện game luôn thèm muốn được chơi game, luôn nói về game, mất tập trung, hay cáu gắt hoặc mất các hứng thú khác.

- Chơi game liên tục: Người nghiện game chơi game liên tục, không nghỉ trong nhiều giờ.

- Không kiểm soát được việc chơi game: Người nghiện game không kiểm soát được thời gian chơi game trên máy tính.

- Bỏ bê các công việc khác: Vì chơi game quá nhiều nên người nghiện game không quan tâm đến các công việc khác.

- Nói dối về thời gian chơi game: Người nghiện game thường nói dối về thời gian chơi game, họ sẽ che dấu sự thật bằng cách nối dối.

- Cảm xúc không ổn định: Cũng như nghiện ma túy, người nghiện game online có trạng thái phấn khích khi chơi game. Nhưng trạng thái này nhanh chóng chuyển thành thất vọng.

Việt Nam có khoảng 30% dân số rối loạn tâm thần

Ông Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% dân số có rối...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN