TQ: Lập trại lính ở khu vực thuộc Ấn Độ

Nguồn tin từ cảnh sát Ấn Độ cho biết, hàng chục binh sĩ Trung Quốc đã lập một trại lính ở một khu vực hẻo lánh mà Ấn Độ đã tuyên bố chủ quyền.

Theo nguồn tin trên, các binh sĩ thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến sâu khoảng 10 km vào vùng lãnh thổ mà Ấn Độ đã tuyên bố chủ quyền ở Ladakh, dãy núi Himalaya để dựng trại ngày 15/4. Ngay sau đó, phía Ấn Độ cũng đã lập một trại lính đối diện cách trại của Trung Quốc 300 mét.

“PLA đã cắm lều trại bên trong lãnh thổ Ấn Độ và tạm thời ở đó. Ngày 17/4, một tiểu đoàn đã được gửi đến khu vực này và họ cũng đang cắm trại đối diện trại của binh lính Trung Quốc”-Một quan chức giấu tên ở Ấn Độ cho biết trên Reuters. Quan chức này nói thêm có hai chiếc trực thăng đã hỗ trợ binh sĩ Trung Quốc dựng lều trại.

Một quan chức cảnh sát khác ở Srinagar, thủ đô bang Jammu và Kashmir, cũng xác nhận vụ việc trên.

Đối phó với những thông tin Trung Quốc xâm nhập vào Ladakh, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết rằng hai bên đã liên hệ với nhau thông qua các kênh ngoại giao được thiết lập nhằm giải quyết căng thẳng tranh chấp biên giới. “Chúng tôi tin tưởng rằng sẽ giải quyết trên sẽ được giải quyết ổn thỏa bằng phương pháp hòa bình” - Syed Akbaruddin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết.

TQ: Lập trại lính ở khu vực thuộc Ấn Độ - 1

Trung-Ấn lại căng thẳng biên giới. Ảnh: Reuters

Ấn Độ và Trung Quốc từng xảy ra cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu vào năm 1962 ở Ladakh và Arunachal Pradesh. Ngày nay, Ấn Độ kiểm soát Arunachal Pradesh trong khi Trung Quốc quản lý một khu vực rộng lớn tiếp giáp với Ladakh gọi là Aksai Chin. Cả hai đều thoải mái với sự sắp xếp này.

Theo các nhà quan sát, binh sĩ Trung Quốc thường vượt qua biên giới Ấn Độ nhưng việc họ thiết lập một trại lính nằm sâu trong khu vực tranh chấp là điều bất thường.

Hai nước đã gia tăng sự hiện diện quân đội ở hai bên biên giới trong những năm gần đây. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của cả hai nước cho phép họ chi tiền nhiều hơn cho việc bảo vệ khu vực sâu và xa. Họ thường tổ chức các cuộc họp giải quyết khi căng thẳng lan tỏa nhưng các cuộc đàm phán cấp cao để dứt điểm vấn đề vẫn chưa đạt được kết quả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.Khuê (Người lao động/Reuters)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN