TQ: Hối lộ quan chức bằng tiệc sữa mẹ

Ông Chu Phương, cựu biên tập viên có tiếng tăm của Tân Hoa Xã, vừa tiết lộ trên blog cá nhân những bữa tiệc sex do các doanh nhân giàu có tổ chức, trong đó có cả những trò như uống sữa trực tiếp từ các bà mẹ đang nuôi con.

Theo bài viết đăng tải hôm 17/7, nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc cũng góp vui trong những bữa tiệc như thế.
 
Chu Phương khẳng định trong nhiều bữa tiệc, các quan chức không ngại vung hẳn 5.000 nhân dân tệ (khoảng 17 triệu đồng) để có được tấm vé vào cửa, vui vẻ với thiếu nữ và bú sữa trực tiếp từ những người mẹ trẻ.

TQ: Hối lộ quan chức bằng tiệc sữa mẹ - 1

Các quan chức tham nhũng thường được hối lộ bằng các bữa tiệc “đặc biệt”. Ảnh: China.com

TQ: Hối lộ quan chức bằng tiệc sữa mẹ - 2

Thực đơn các món ăn làm từ sữa mẹ. Ảnh: Want China Times

Theo Chu Phương, các bữa tiệc này chỉ dành riêng cho những quan chức có địa vị nhất định và phổ biến tại Bắc Kinh nhiều năm qua. Bài viết cho biết những bữa tiệc có trò uống sữa trực tiếp từ các bà mẹ trẻ xuất hiện sau khi báo giới nước này tiết lộ về việc nhiều doanh nhân giàu có tại thành phố Thâm Quyến mua “nguồn sữa mẹ” để tẩm bổ.
 
Các quan chức tham nhũng thường được hối lộ bằng các bữa tiệc “đặc biệt” và chiêu trò uống sữa chỉ là một phần của buổi ăn chơi.

Ông Chu tuyên bố sẵn sàng cung cấp nhân chứng và thông tin cụ thể cho cơ quan kỷ luật cấp nhà nước để họ có thể vào cuộc. “Những doanh nhân giàu có từng mời các quan chức vẫn đang ngồi tù. Do đó, chuyện thẩm vấn họ rất dễ dàng” – ông viết.

TQ: Hối lộ quan chức bằng tiệc sữa mẹ - 3

Các quan chức không ngại vung hẳn 5.000 nhân dân tệ để có được tấm vé vào cửa và bú sữa trực tiếp. Ảnh: China.com

Bài viết của Chu Phương nhanh chóng lan truyền trên mạng. Do vụ việc có liên quan đến các quan chức cấp cao, trong số đó có người công tác tại cơ quan tuyên truyền trung ương nên bài viết lập tức bị hệ thống kiểm duyệt ngăn chặn.

Cộng đồng mạng Trung Quốc đang đặt câu hỏi về động cơ của Chu Phương khi tiết lộ những bê bối này. Một số thì cho rằng phóng viên này đang tìm cách gây chú ý. Tuy nhiên, dựa trên giọng điệu giận dữ của bài viết, trong đó có câu đe dọa “hãy để xem ai chết trước”, nhiều cư dân mạng Trung Quốc nghĩ đây có thể là một vụ trả thù cá nhân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo H. Bình (Người Lao Động/Want China Times)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN