TQ: Học sinh phải chạy 600 km mới được tốt nghiệp

Chương trình giáo dục thể chất khắc nghiệt được đưa ra để cải thiện tình trạng sức khỏe học sinh.

Trung Quốc nổi tiếng với kỳ thi đại học vô cùng khắc nghiệt và thử thách, khiến rất nhiều học sinh trung học phải tự giam mình trong các “lò luyện thi” dùi mài kinh sử suốt ngày đêm với hy vọng được đặt chân vào giảng đường đại học danh giá.

TQ: Học sinh phải chạy 600 km mới được tốt nghiệp - 1

Một học sinh Trung Quốc buộc tóc lên trần nhà khi ôn thi đại học

Tuy nhiên, gần đây, một trường trung học ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã quyết tâm thay đổi bằng cách đưa ra một chương trình giáo dục mới để có thể cân bằng chuyện học hành với sức khỏe của học sinh.

Trường trung học Wanda số 7 Thành Đô đã ra quy định bắt buộc mọi học sinh phải hoàn thành chương trình giáo dục thể chất với yêu cầu hoàn thành ít nhất 600 km đường chạy trong vòng 3 năm mới được cấp bằng tốt nghiệp.

TQ: Học sinh phải chạy 600 km mới được tốt nghiệp - 2

Học sinh bắt buộc phải chạy hết 600 km mới được tốt nghiệp

Chương trình giáo dục mới do trường Wanda số 7 đưa ra được bổ sung 4 môn mới, đòi hỏi học sinh phải chạy bộ 600 km trong 3 năm, qua được bài kiểm tra thể lực, đăng ký tham gia một mô thể thao mới và cải thiện thái độ thờ ơ của học sinh đối với thể dục thể thao.

Trường Wanda số 7 đã khởi động chương trình giáo dục thể chất trên bằng cuộc thi chạy 1000 mét với sự tham gia của hơn 4000 giáo viên, học sinh và phụ huynh để chào đón các em vào năm học mới.

TQ: Học sinh phải chạy 600 km mới được tốt nghiệp - 3

Học sinh mang theo biểu ngữ hưởng ứng chương trình giáo dục thể chất mới

Chương trình giáo dục mới này được đưa ra sau khi kết quả khảo sát giáo dục thể chất năm 2011 cho thấy các học sinh Trung Quốc đang ngày càng kém hơn trong rèn luyện thể lực. Điều này đã buộc nhà chức trách Trung Quốc phải xem xét lại các tiêu chuẩn về sức khỏe bắt buộc đối với học sinh.

Nhiều người dân Trung Quốc cho rằng những chương trình giáo dục thể chất như thế này chỉ có lợi cho học sinh, ít nhất là chúng cũng khoa học hơn những chương trình “học kỳ quân đội” đầy khắc nghiệt mà nhiều học sinh phải trải qua trong mỗi dịp hè.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Dũng (Theo ECNS) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN