TPHCM xử lý lô đất vàng ở Thủ Thiêm thế nào sau khi Tân Hoàng Minh bỏ cọc?

TPHCM đã phê duyệt kết quả và đã chuyển qua ký hợp đồng mua bán thì mọi quyền và nghĩa vụ phát sinh sẽ được điều chỉnh bởi các điều khoản của hợp đồng và quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai.

Sẽ làm việc với đơn vị bỏ cọc

Ngày 16/1, Trung tâm Đấu giá tài sản nhà nước TP.HCM cho biết, Trung tâm vẫn chưa nhận được văn bản chính thức việc thông báo hủy hợp đồng mua bán liên quan đến quyền sử dụng lô đất số 3-12 Khu đô thị mới Thủ Thiêm của Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) mà doanh nghiệp này đã trúng đấu giá trong phiên đấu giá vào ngày 10/12/2021.

Sau khi phiên đấu giá kết thúc, UBND TP.HCM đã phê duyệt kết quả và đã chuyển qua ký hợp đồng mua bán thì mọi quyền và nghĩa vụ phát sinh sẽ được điều chỉnh bởi các điều khoản của hợp đồng và quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai. Theo quy định, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán thì Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt phải có văn bản chính thức gửi đến Trung tâm và Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM cũng như các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

TP.HCM sẽ mời Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt lên làm việc, hướng dẫn các thủ tục theo quy định pháp luật để hủy hợp đồng mua bán đã ký trước đó cũng như thông báo quyền, nghĩa vụ phát sinh khi hủy hợp đồng.

TP.HCM sẽ mời Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt lên làm việc, hướng dẫn các thủ tục theo quy định pháp luật để hủy hợp đồng mua bán đã ký trước đó cũng như thông báo quyền, nghĩa vụ phát sinh khi hủy hợp đồng.

Sau khi UBND TPHCM nhận văn bản chính thức của Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt, sẽ giao cho một cơ quan chức năng mời đơn vị này lên, hướng dẫn các thủ tục theo quy định pháp luật để hủy hợp đồng mua bán đã ký trước đó cũng như thông báo quyền, nghĩa vụ phát sinh khi hủy hợp đồng.

Trao đổi với Tiền Phong, Luật sư Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn Luật sư TPHCM cho biết, phiên đấu giá diễn ra ngày 10/12/2021 đã xác định được đơn vị trúng đấu giá cho từng lô đất được đem ra đấu giá. Theo quy định, cuộc đấu giá được xem là kết thúc thành công khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá và các bên tham dự (có cả người trúng đấu giá) ký vào biên bản đấu giá.

Việc đấu giá này là nhằm giao đất có thu tiền sử dụng đất, nên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2015, phải tiến hành thủ tục phê duyệt kết quả trúng đấu giá, mà cụ thể là UBND TPHCM đã ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá vào ngày 30/12.

Như vậy, theo quy định tại Điều 48 Luật đấu giá tài sản 2016, kể từ lúc công bố kết quả trúng đấu giá thì người trúng đấu giá sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Nhưng vì trường hợp này cần có quyết định công nhận, nên trường hợp này, đơn vị trúng đấu giá sẽ bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thông báo nộp tiền từ cơ quan thuế. Cụ thể là theo thông báo mà Cục thuế TPHCM ban hành vào ngày 6/1/2022.

Nếu chưa đến hạn mà công ty trúng đấu giá có thông báo về việc không tiếp tục thực hiện kết quả trúng đấu giá, thì đây được xem như là hành vi đơn phương chấm dứt của họ. Trường hợp này, bắt buộc các cơ quan có liên quan sẽ trình hồ sơ lên UBND TPHCM. Căn cứ vào điểm D khoản 5 Điều 68 Nghị định 43/2014, UBND TPHCM sẽ ban hành quyết định hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá trước đó.

Theo quy định, số tiền đặt trước sẽ chuyển thành tiền cọc theo quy định tại khoản 5 Điều 39 của Luật đấu giá tài sản. Vì vậy, nếu đơn vị này tiếp tục không thực hiện nghĩa vụ, xem như họ bỏ cọc và mất số tiền này.

Như vậy, phải tổ chức lại phiên đấu giá mới. Và tất nhiên, hiện nay chưa có quy định nào liên quan đến việc xác định mức giá trần cho các phiên đấu giá bằng hình thức trả giá lên. Nên dù muốn hay không muốn, thì đơn vị tổ chức phiên đấu tiếp theo cũng không thể khống chế các đơn vị tham gia đấu giá được trả mức giá cao.

Chứng minh năng lực tài chính còn lỏng lẻo

Trong khi đó, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cũng cho biết, Luật Đấu giá 2016 quy định phải nộp tiền đặt trước với mức tối đa 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá.

Việc yêu cầu nhà đầu tư có văn bản cam kết để chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư vẫn còn mang tính hình thức và lỏng lẻo.

Việc yêu cầu nhà đầu tư có văn bản cam kết để chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư vẫn còn mang tính hình thức và lỏng lẻo.

Tuy nhiên, luật không quy định nhà đầu tư phải nộp thêm tiền đặt trước, hoặc phải có văn bản cam kết nộp bổ sung tiền đặt trước, hoặc phải có văn bản bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng trong trường hợp nhà đầu tư trả giá tài sản đấu giá cao hơn rất nhiều lần so với giá khởi điểm của tài sản đấu giá.

“Đối với cuộc đấu giá tài sản có giá trị rất lớn như trường hợp đấu giá 4 lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, việc chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư, để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán giá trị tài sản trúng đấu giá của nhà đầu tư là rất quan trọng”, HoREA bình luận.

Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn thiếu các quy định pháp luật về điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, nhất là điều kiện chứng minh nhà đầu tư không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư khác và điều kiện chứng minh có năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Trung tâm Dịch vụ Đấu giá Tài sản thuộc Sở Tư pháp TP.HCM đã ban hành “Quy chế cuộc đấu giá tài sản” yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện cam kết bằng văn bản, trong đó có cam kết không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư khác và các cam kết để chứng minh năng lực tài chính.

Tuy nhiên, HoREA cũng cho rằng việc yêu cầu nhà đầu tư có văn bản cam kết để chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư vẫn còn mang tính hình thức và lỏng lẻo.

Không có ngân hàng nào cho vay

Theo ông Nguyễn Văn Du, Quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước việc đấu giá đất Thủ Thiêm, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu tất cả các tổ chức tín dụng rà soát và báo cáo về việc có tham gia cho vay, dự thầu và đặt cọc tiền để tham gia đấu giá hay không.

Theo ông Du, cho đến nay, hầu hết các tổ chức tín dụng đều đã có báo cáo, chỉ còn một vài tổ chức tín dụng chưa báo cáo và xin báo cáo muộn vài ngày, vì có một số cán bộ bị F0 nên chậm trễ.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không chỉ căn cứ qua báo cáo của các tổ chức tín dụng mà còn rà soát qua cả CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước) để rà soát kỹ việc này. Qua rà soát thì có Công ty CP Dream Republic, Công ty CP Sheen Mega, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (trực thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) là các doanh nghiệp trúng đấu giá. “Hiện không có tổ chức tín dụng nào tham gia cho vay để dự thầu của 4 công ty này”, ông Du nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngân hàng Nhà nước thông tin về việc cho vay vốn đấu giá đất vàng Thủ Thiêm

4 doanh nghiệp tham gia đấu giá "đất vàng" ở Khu đô thị Thủ Thiêm với tổng cộng số tiền đấu giá thành công 37.346...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Quang ([Tên nguồn])
Quy hoạch Thủ Thiêm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN