TPHCM: Từ nay đến cuối năm sẽ còn nhiều cơn mưa lớn

Sự kiện: Thời sự Tin nóng

Trận mưa chiều ngày 26.9, xác lập đạt đỉnh vũ lượng 175,4 mm tại khu đường Mạc Đỉnh Chi là khu vực Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, và xác lập luôn kỷ lục lịch sử về lưu lượng mưa đo được tại TP.HCM trong hơn 30 năm qua.

Chiều tối 26-9, một cơn mưa giông đã xảy ra ở nhiều tỉnh, thành trong khu vực và có xu hướng lan rộng. Mưa lớn ghi nhận tại các tỉnh Bến Tre, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và đặc biệt tại TP.HCM mưa như trúc nước đã ngập chìm nhiều tuyến đường mặc dù không rơi vào những ngày đạt đỉnh triều như thường lệ.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng ông Lê Đình Quyết, Phó Phòng dự báo Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ về diễn biến cơn mưa xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử thời tiết khu vực Nam Bộ được ghi nhận.

Thưa ông Lê Đình Quyết, trận mưa chiều 26.9 có phải là một trận mưa bất thường đối với khu vực TP.HCM ?.

Đây là trận mưa bất thường đối với TP.HCM và các tỉnh trong khu vực, vì hình thế thời tiết gây mưa được ghi nhận không có bất cứ biểu hiện gì trong dự báo. Ghi nhận dự báo chỉ là mùa gió mùa Tây Nam thổi mạnh vào chiều tối và thường gây mưa vào thời điểm này.

Ngày hôm qua, xuất hiện rìa nam rảnh thấp đi qua khu vực Nam Trung bộ và là hiện tượng bình thường của thời tiết, khi xuất hiện rìa nam rảnh thấp thì rất dể gây mưa. Nhưng ở đây lại xảy ra mưa giông trên diện rộng với vũ lượng  quá lớn.

TPHCM: Từ nay đến cuối năm sẽ còn nhiều cơn mưa lớn - 1

"Biển" nước trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất

Cụ thể lượng mưa quan trắc đo đạt được của Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ đã ghi nhận được ra sao vào chiều 26.9 ?.

Tại trạm quan trắc Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, nơi tôi và anh (PV) đang trao đổi được xác lập đỉnh vũ lượng mưa của TP.HCM với cường độ đo đặt được 175,4 mm, cao nhất của trận mưa lịch sử chiều qua.

Ngoài ra vũ lượng mưa đo được ở các trạm như sau: 165,4 mm tại trạm Tân Sơn Hòa (Tân Bình) Lý Thường Kiệt (Tân Bình) lên đến hơn 135 mm, quận 7 ghi nhận 143,7 mm, quận 8: 102 mm, Thanh Đa (quận Bình Thạnh) hơn 133 mm, trạm Quang Trung (Gò Vấp) hơn 123 mm, trạm Phước Long (quận 9) hơn 103 mm.  Số liệu được các tỉnh gởi về cho thấy tại Trà Vinh có lượng mưa 131,8 mm, Tiềng Giang 122,3mm, Biên Hòa (Đồng Nai) 123 mm.

Đây là những chỉ số vũ lương lớn nhất được ghi nhận trong nhiều năm qua và từ năm 1980 của thế kỷ trước đến nay của khu vực TP.HCM và các tỉnh Nam bộ. 

Nguyên nhân, diễn biến tình hình mưa lũ trong thời gian tới sẽ như thế nào, và nhất là cao điểm mưa tại miền Nam thương rơi vào tháng 9 và 10?

Vì đây là thời điểm hoạt động của gió mùa Tây Nam mạnh nhất nên dễ gây mưa trên diện rộng.

Diễn biến mưa thời gian tới mưa sẽ nhiều hơn cả lượng và số ngày mưa, mưa chủ yếu vào chiều tối có kèm theo giông và lốc xoay, và vì thời gian này là đỉnh điểm của mùa mưa.

Liệu số lượng và thời gian mưa nhiều trong thời gian qua có liên quan gì đến hiện tượng Lanina thường gây ra mưa lũ ?.

Thông thường sau hiện tượng El Nino là bắt đầu xảy ra hiện tượng La Nina gây mưa nhiều và gây ảnh hưởng mạnh nhất vào cuối năm cho tới tháng hai năm sau.  Thời điểm hiện tại cho thấy El Nino đã bắt đầu pha trung tính và đang suy yếu và khi chuyển sang La Lina xác xuất mưa cũng tăng lên 60% số lương mưa cũng sẽ nhiều hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Huy (Một Thế Giới)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN