Sau ngày 30-9, không cần giấy đi đường

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình thông tin sau ngày 30-9, TP HCM không áp dụng giấy đi đường nữa mà sẽ có một app (ứng dụng) di chuyển do công an quản lý

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình tối 13-9 đã "đăng đàn" giải đáp thắc mắc của người dân về kế hoạch chống dịch và phục hồi kinh tế của TP HCM sau ngày 15-9 qua chương trình livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời".

Câu hỏi đầu tiên người dân TP HCM gửi đến Phó Chủ tịch Lê Hòa Bình là lộ trình nới lỏng giãn cách của TP HCM sau ngày 15-9 như thế nào.

Trả lời, ông Lê Hòa Bình cho biết TP đã có dự thảo kế hoạch. Chiều 14-9, UBND TP sẽ trình Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM để có quyết định thông qua. Theo kế hoạch, lộ trình từ ngày 16-9 đến 31-10 sẽ có thêm giai đoạn từ ngày 16-9 đến 30-9. Đây sẽ là "giai đoạn thử nghiệm thí điểm" ở quận 7, Củ Chi và Cần Giờ.

Để thực hiện lộ trình này, ông Lê Hòa Bình cho biết TP HCM đã có sự chuẩn bị với những bước đi chắc chắn. Từ ngày 7-9, TP HCM đã có bước chuẩn bị và có quyết định điều chỉnh việc di chuyển hàng hóa, bảo đảm mở lại cửa hàng bán mang về, mở các điểm trung chuyển tại chợ đầu mối... Riêng về hoạt động của shipper, từ ngày 16-9, TP HCM sẽ cho lực lượng này hoạt động liên quận với điều kiện là phải bảo đảm an toàn phòng chống dịch. TP tiếp tục hỗ trợ kinh phí xét nghiệm cho shipper.

Ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TP HCM (giữa), giải đáp thắc mắc của người dân tại chương trình livestream “Dân hỏi - Thành phố trả lời”

Ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TP HCM (giữa), giải đáp thắc mắc của người dân tại chương trình livestream “Dân hỏi - Thành phố trả lời”

Trước câu hỏi về việc cho phép người dân về quê, ông Lê Hòa Bình khẳng định TP rất sẵn sàng hỗ trợ người dân có nhu cầu về quê. Tuy nhiên phải giữ nguyên tắc "có người đưa đi, có người đón về". Tức là chỉ cần địa phương của người dân xác nhận đón người hồi hương, TP HCM sẽ hỗ trợ các vấn đề vắc-xin, xét nghiệm để người dân di chuyển. Còn nếu không có người đưa đi và đón về thì người dân không được qua chốt kiểm soát.

Liên quan đến việc di chuyển của người dân sau ngày 30-9, Phó Chủ tịch UBND TP thông tin sau thời gian này, TP HCM không áp dụng giấy đi đường nữa mà sẽ có một app (ứng dụng) di chuyển do công an quản lý. Dữ liệu người dân sẽ được cập nhật lên app này, ai đủ điều kiện an toàn ra đường (tiêm vắc-xin, điểm đến an toàn, tuân thủ 5K...) sẽ được di chuyển mà không cần giấy đi đường.

Trả lời câu hỏi về tiêu chí đánh giá mức độ an toàn khi TP HCM có chủ trương mở cửa cho doanh nghiệp an toàn, điểm đến an toàn, người dân an toàn, ông Lê Hòa Bình cho biết TP sẽ xây dựng bộ 8 tiêu chí của 8 ngành là công thương, du lịch, y tế, giáo dục, xây dựng, lao động - xã hội... Nếu các doanh nghiệp bảo đảm các tiêu chí đó thì sẽ được đánh giá là sản xuất an toàn. Đồng thời, doanh nghiệp phải duy trì phương thức sản xuất được TP HCM vận hành là "3 tại chỗ", "một cung đường, hai điểm đến", 4 xanh… Bộ tiêu chí này sẽ được triển khai thí điểm đến ngày 30-9 ở địa phương đã công bố kiểm soát được dịch, có thể mở rộng thêm ở Khu Chế xuất Tân Thuận và Khu Công nghệ cao.

"Quan điểm của lãnh đạo TP HCM là an toàn tới đâu, mở cửa tới đó. An toàn mới mở cửa. Mọi bước đi của TP HCM thời gian tới nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho tính mạng người dân, sau đó là khôi phục và phát triển kinh tế" - ông Lê Hòa Bình nhấn mạnh.

Thông tin thêm về việc xây dựng công trình đô thị, Phó Chủ tịch Lê Hòa Bình cho biết sau ngày 30-9, các công trình chắc chắn sẽ hoạt động trở lại nhưng hoạt động theo đúng bộ tiêu chí về an toàn đã được TP xây dựng và sẽ ban hành thời gian tới.

TP.HCM tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến cuối tháng 9-2021

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết để đảm bảo kết quả phòng chống dịch bền vững hơn, TP.HCM quyết định tiếp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHAN ANH ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN