TPHCM: Môi trường ô nhiễm nặng vì bùn thải

Theo kết quả khảo sát mới nhất, mỗi ngày lượng bùn thải tại TP.HCM cần được xử lý khoảng trên 3.000 – 4.000m3/ngày đêm (ngđ), tương đương 5000 - 6000 tấn/ngày.

Tuy nhiên, chỉ một phần rất nhỏ trong đó được xử lý, còn lại đều được đổ trực tiếp ra ngoài môi trường.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm môi trường tại TP.HCM ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, TP.HCM chỉ mới có 2 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung là Bình Hưng Hòa, công suất 30.00 m3/ngđ và Bình Hưng, công suất 141.000m3/ngđ. Đây là hai nhà máy có hệ thống xử lý bùn thải đầy đủ, nhưng công suất xử lý cũng chỉ được một phần so với nhu cầu xử lý bùn thải của thành phố.

Ngoài ra, thành phố cũng có hàng ngàn trạm xử lý nước thải cho các khu dân, chung cư, khách sạn, siêu thị, các cơ sở y tế… với công suất từ vài m3/ngđ đến vài trăm m3/ngđ. Tuy nhiên, hầu hết các trạm xử lý này đều không có thiết bị làm khô bùn nên một lượng lớn bùn thải có chứa thành phần hữu cơ có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất bị bỏ phí.

TPHCM: Môi trường ô nhiễm nặng vì bùn thải - 1

Lực lượng cảnh sát môi trường kiểm tra điểm đổ bùn thải vi phạm

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, hiện nay, Sở Tài nguyên và môi trường thành phố hầu như không có cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn về bùn thải, khi gặp vấn đề thì gần như để ngỏ. Mặt khác, thành phố cũng chưa có hệ thống đơn giá về xử lý bùn thải nên hầu như không thể kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Ninh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN