TP.HCM: “Bít cửa” hàng rong bằng rào sắt kiên cố trên vỉa hè

Ngoài việc “bít cửa” người bán hàng rong, rào sắt này còn giúp người đi bộ cảm thấy an toàn hơn.

Clip người dân sải bước trên vỉa hè có rào sắt

Với mục đích ngăn người bán hàng rong chiếm dụng vỉa hè để buôn bán, gây mất mỹ quan đô thị và đặc biệt là gây khó khăn cho người đi bộ, Q.6 đã sáng tạo giải pháp lắp đặt rào sắt kiên cố trên vỉa hè đường An Dương Vương (đoạn đi qua Công viên Phú Lâm). Nếu so sánh với rào sắt zích zắc từng được lắp đặt trước Bệnh viện Chợ Rẫy (Q.5) thì rào sắt nói trên trông đơn giản và có phần hiệu quả hơn.

Ghi nhận ở khu vực này vào sáng 16.3, những người đi bộ trên vỉa hè tỏ ra rất thoải mái. Họ không lo gặp phải nguy hiểm do xe máy chạy lên vỉa hè hay phải né tránh các gánh hàng rong.

Về rào sắt kiên cố này, chị Uyên Phương (21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Hồng Bàng) chia sẻ: “Tôi thấy rào sắt này đã có ở đây từ nhiều tháng trước. Có rào sắt, mấy chị bán rong không xuất hiện nữa nhưng bên kia đường Kinh Dương Vương thì tình hình bán hàng rong vẫn còn khá lộn xộn. Cơ bản là nhờ rào sắt mà khi đi bộ, tôi có cảm giác rất an toàn, chứ nhiều khi phải lo xe dưới lề tông lên”.

“Tôi thấy rào chắn này rất đẹp chứ không có vấn đề gì. Làm như vậy giúp đường phố đẹp hơn, người đi bộ được thoải mái hơn. So với hồi trước thì khác nhau rất xa, lúc trước những những người bán dép, bán nón,... lấn hết cả vỉa hè khiến người đi bộ phải đi dưới lòng đường”, ông Trần Văn Tài (54 tuổi, ngụ P.13, Q.6) đánh giá.

Trao đổi với PV, ông Ngô Thành Lương - Chủ tịch UBND Q.6 cho biết, rào chắn nói trên đã được lắp đặt từ cách đây vài tháng. Sau khi lắp đặt rào chắn, lực lượng chức năng của phường, quận vẫn thường xuyên lui tới kiểm tra để đánh giá sự hiệu quả.

“Lúc trước, do thấy khu vực này mất trật tự quá nên chúng tôi lắp đặt rào chắn. Sau một thời gian thì đã ghi nhận tình hình an ninh, trật tự có triển biến tốt hơn rõ rệt”, ông Lương nói.

Ông Lương cho biết thêm, quận đã nghĩ tới vài tuyến đường có thể lắp đặt rào chắn tương tự. “Tuy nhiên chúng tôi chưa quyết định có làm hay không, bởi tôi thấy về mỹ quan đô thị thì chưa được đẹp lắm. Tôi nghĩ đó là giải pháp trước mắt thôi, còn về lâu dài chưa phải là giải pháp tốt lắm. Hiện chúng tôi vẫn đang đẩy mạnh công tác vận động, khi ý thức của người dân tốt hơn thì có thể chúng tôi sẽ tháo rào sắt này đi”, Chủ tịch UBND Q.6 nói.

TP.HCM: “Bít cửa” hàng rong bằng rào sắt kiên cố trên vỉa hè - 1

 Ông Ngô Thành Lương - Chủ tịch UBND Q.6 cho biết, rào sắt này có tổng chiều dài khoảng 500m, đã được lắp đặt từ vài tháng trước.

TP.HCM: “Bít cửa” hàng rong bằng rào sắt kiên cố trên vỉa hè - 2

Những tay vịn còn rất mới và sạch sẽ.

TP.HCM: “Bít cửa” hàng rong bằng rào sắt kiên cố trên vỉa hè - 3

 Cứ cách khoảng 100m, rào chắn sẽ được ngắt ra khoảng 1m để dành lối đi cho người đi bộ sang đường.

TP.HCM: “Bít cửa” hàng rong bằng rào sắt kiên cố trên vỉa hè - 4

 Ngay vị trí ngắt của rào sắt trên vỉa hè là vạch kẻ dành cho người đi bộ sang đường

TP.HCM: “Bít cửa” hàng rong bằng rào sắt kiên cố trên vỉa hè - 5

Rào sắt này cao hơn nửa mét, có đoạn được chia thành 2 làn, có đoạn chỉ 1 làn.

TP.HCM: “Bít cửa” hàng rong bằng rào sắt kiên cố trên vỉa hè - 6

Nhờ có rào sắt, toàn bộ vỉa hè đã được dành trọn cho người đi bộ mà không có gánh hàng rong nào tới “giành”.

TP.HCM: “Bít cửa” hàng rong bằng rào sắt kiên cố trên vỉa hè - 7

Bảng thông báo “Cấm bán hàng rong trên vỉa hè”.

TP.HCM: “Bít cửa” hàng rong bằng rào sắt kiên cố trên vỉa hè - 8

Ngoài việc “bít cửa” hàng rong, rào sắt còn giúp người đi bộ có thể sải bước rất thoải mái, không phải lo các nguy hiểm rình rập do xe chạy trên vỉa hè hay tai nạn bất ngờ từ phương tiện đang lưu thông dưới lòng đường.

TP.HCM: “Bít cửa” hàng rong bằng rào sắt kiên cố trên vỉa hè - 9

 Rào sắt này bao trọn một mặt Công viên Phú Lâm ở phía đường An Dương Vương.

TP.HCM: “Bít cửa” hàng rong bằng rào sắt kiên cố trên vỉa hè - 10

 Chủ tịch UBND Q.6 cho biết kinh phí lắp đặt rào sắt là từ nguồn tiền huy động được

TP.HCM: “Bít cửa” hàng rong bằng rào sắt kiên cố trên vỉa hè - 11

 Trong khi mặt đường An Dương Vương ở Công viên Phú Lâm đã trở nên thông thoáng nhờ rào sắt thì mặt đường Kinh Dương Vương vẫn còn nhiều người kinh doanh trên vỉa hè, lòng đường.

TP.HCM: “Bít cửa” hàng rong bằng rào sắt kiên cố trên vỉa hè - 12

>>XEM THÊM

Chủ tịch UBND quận 1 nói về khu phố Tây “bất khả xâm phạm”

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Cuộc chiến đòi lại vỉa hè Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN