TP HCM: Vì sao các F0 có giấy đi đường?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Thông tin về 50 F0 tại sao có giấy đi đường trong buổi họp báo định kỳ về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn TP HCM chiều 19-9, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP HCM, cho biết Công an TP cấp giấy về các đơn vị chức năng, sau đó các đơn vị cấp cho cá nhân.

"Số người này thuộc diện được cấp giấy, nhưng sau đó mắc Covid-19 chứ không phải họ đang nhiễm bệnh mà vẫn được cấp giấy. Những trường hợp F0 phát hiện qua rà soát tại các chốt là kết quả của việc đối soát dữ liệu các ca nhiễm trên hệ thống, khi đối chiếu lại quá trình khai báo y tế của các trường hợp này thì phát hiện họ có lưu thông qua các chốt" - thượng tá Hà lý giải.

Toàn cảnh buổi họp báo ngày 19-9

Toàn cảnh buổi họp báo ngày 19-9

Giải thích thêm về vấn đề này, theo thượng tá Hà, khi công an cập nhật kết quả thông báo ca bệnh có độ trễ nhất định, thời gian bệnh nhân nhận kết quả dương tính đến khi được cập nhật vào hệ thống mất từ 3-5 ngày. Vì vậy, người lưu thông chưa kịp biết mình là F0. Đối với những trường hợp F0 đến cơ sở khám chữa bệnh và phát hiện mình là F0, di chuyển về nhà cách ly thì vẫn được phép. Mặt khác, nếu người dân biết mình là F0 nhưng vẫn di chuyển thì sẽ bị xử lý nghiêm và có thể bị xử lý hình sự.

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP HCM, thông tin tại buổi họp báo ngày 19-9

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP HCM, thông tin tại buổi họp báo ngày 19-9

Thông tin thêm về việc kiểm tra, thượng tá Hà cho biết Công an TP vừa kiểm tra mã QR vừa kiểm tra giấy đi đường. Hiện nay, Công an TP yêu cầu lực lượng trực chốt phải kiểm tra song song do dữ liệu cập nhật vẫn chưa đầy đủ. 

"Nếu cán bộ, chiến sĩ kiểm tra mã QR thấy đã cập nhật danh sách giấy đi đường thì không cần đối soát giấy đi đường. Trường hợp quét QR không thấy thông tin thì phải kiểm tra giấy đi đường. Việc này phòng trường hợp chuyển mã QR cho người khác, việc kiểm tra song song nhằm đối soát đúng đối tượng lưu thông được cấp phép" - tượng tá Hà chia sẻ.

Thông tin thêm về tình trạng tập trung đông người mua bánh trung thu, thượng tá Hà cho biết Công an TP đã tăng cường lực lượng xuống đảm nhiệm các chốt kiểm soát của công an cấp quận, huyện. Bên cạnh đó, lực lượng công an phường, xã cũng được đưa trở lại quản lý địa bàn. Đồng thời quy định cán bộ, chiến sĩ phụ trách khu vực nào mà để xảy ra tình trạng này thì sẽ xử lý trách nhiệm.

Cũng tại buổi họp báo, ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, cho biết bộ tiêu chí an toàn của ngành trong giai đoạn dịch bệnh được áp dụng trên địa bàn TP HCM. Tuy nhiên, bộ tiêu chí này được xây dựng kỹ nên các địa phương khác có thể nghiên cứu, còn việc quyết định phụ thuộc UBND từng tỉnh, thành.

Ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, thông tin tại họp báo

Ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, thông tin tại họp báo

Về việc tổ chức giao thông liên vùng, thời gian qua, lãnh đạo Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục đường bộ Việt Nam thường xuyên họp và tạo thuận lợi trong quá trình lưu thông giữa các tỉnh. Nhưng giai đoạn dịch bệnh sẽ có xuất hiện khó khăn nhất định. Đặc biệt, một số địa phương có cách làm chưa phù hợp nên phải điều chỉnh.

Theo ông Bằng, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với các địa phương để báo cáo với Bộ Giao thông vận tải nhằm đề xuất vướng mắc và cơ bản được kịp thời giải quyết.

Với luồng xanh tại TP HCM, ông Bằng cho biết từ khi triển khai đến nay không có vướng mắc và hoạt động ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động có lái xe vi phạm. "Ví dụ như hôm qua có tài xế cố tình sửa giấy xét nghiệm từ dương tính thành âm tính để qua chốt. Điều này gây ra sự mất an toàn trong công tác phòng, chống dịch. Về nguyên tắc, các chốt không bắt buộc kiểm tra giấy xét nghiệm nhưng lực lượng chức năng vẫn có thể kiểm tra ngẫu nhiên, nếu phát hiện vi phạm sẽ được xử lý" - ông Bằng nhấn mạnh.

Thông tin thêm tại buổi họp báo, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho biết về tiến độ phát phiếu đi chợ tại quận 7, đến nay có 18.620 hộ trên tổng số 46.438 hộ của 416 tổ dân phố thuộc 10 phường đã được phát phiếu đi chợ. Phiếu này có giá trị trong tuần vì sau một tuần, quận sẽ đánh giá lại vùng xanh để mở rộng hoặc thu hẹp việc phát phiếu tùy thuộc vào công tác phòng, chống dịch.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, chia sẻ thông tin tại buổi họp báo

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, chia sẻ thông tin tại buổi họp báo

Về mô hình chợ dã chiến mà quận 5 mới đề xuất, ông Phương cho biết các phương án, kế hoạch của địa phương phải báo cáo lên TP. Nếu được chấp thuận, ngày 22-9, quận 5 sẽ triển khai mô hình này.

Nguồn: [Link nguồn]

Công an TPHCM phát hiện 63 F0 'lang thang', xử phạt người ra đường 17 tỷ đồng

Qua kiểm tra giám sát tại các điểm chốt chặn, lực lượng Công an đã phát hiện 63 F0 lang thang trên đường. Ngoài ra, lực...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Yến ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN