TP HCM: Thu hồi 25 địa chỉ nhà, đất công
Thu hồi 25 địa chỉ nhà, đất công không có nhu cầu sử dụng là một trong những kết quả thực hiện Đề án "Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn TP HCM" theo Nghị quyết Đảng bộ thành phố lần thứ XI.
UBND TP HCM cho biết việc quản lý tài sản công là nhà, đất do Nhà nước quản lý đạt khoảng 60% kế hoạch. Hiện có 60 cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp có báo cáo về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017.
Trưởng Ban chỉ đạo 167 phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 363 địa chỉ nhà đất của 22 cơ quan, đơn vị. Trong đó thực hiện thu hồi 25 địa chỉ nhà, đất do cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng.
TP HCM tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai
UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức thường xuyên kiểm tra, thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 232 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với tổng số tiền hơn 12,8 tỉ đồng. Đồng thời giải quyết 1.166 hồ sơ phản ánh, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
UBND thành phố đã ban hành 9 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với số tiền hơn 6 tỉ đồng.
UBND thành phố đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án "Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn TP HCM" đã giúp nhận diện được những bất cập về pháp luật đất đai trong công tác quản lý nhà nước để từ đó đề xuất với các cơ quan, ban, ngành Trung ương giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý, khai thác, sử dụng đất, đặc biệt là lĩnh vực đất công.
Đồng thời có những đóng góp vào dự thảo Luật đất đai sửa đổi với nhiều ý kiến xác thực; là nền tảng để thành phố bổ sung sửa đổi dự thảo Nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 (vừa được Quốc hội thông qua chiều ngày 24-6 – PV), trong đó có đề xuất các mô hình huy động nguồn lực từ đất như mô hình TOD, mô hình BT...
Tuy nhiên, những vướng mắc về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: các thủ tục chuẩn bị để dự án được triển khai còn chậm (do dịch bệnh, công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ...).
Thành phố cần được tạo điều kiện, cho phép đăng ký tăng thêm đối với chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp để phục vụ nhu cầu phát triển đô thị.
Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2023 tại TP HCM còn chậm. Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận và tổ chức thẩm định cho 20 quận, huyện, thành phố gồm: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Tân, Gò vấp, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè và TP Thủ Đức.
UBND tỉnh Khánh Hòa đã thu hồi lại 5 biệt thự cổ tại di tích Bảo Đại giao cho Công ty CP Đầu tư Khánh Hòa quản lý, sử dụng cách đây hơn 10 năm.
Nguồn: [Link nguồn]