TP HCM sẽ có 400 trạm y tế lưu động điều trị, cấp cứu F0 tại nhà
(NLĐO) - Mỗi trạm sẽ quản lý từ 50-100 F0 với sự hỗ trợ của 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng, 3 nhân viên không phải là nhân viên y tế có thể là tình nguyện riêng hay các lực lượng khác hỗ trợ và sẽ được trang bị tối thiểu 2 bình oxy, máy thở, máy đo Sp02 (máy đo nồng độ oxy trong máu).
Thông tin trên được bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết tại buổi họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM vào chiều tối 19-8.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC)
Tại cuộc họp báo, về nguyên nhân vì sao F0 tăng trong thời gian gần đây, bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm lý giải để kiểm soát F0 tốt hơn nhằm "xanh hóa" các "vùng đỏ", "vùng cam", "vùng vàng" nên TP sẽ thực hiện việc xét nghiệm quyết liệt hơn trước, có trọng tâm, trọng điểm.
Bên cạnh đó, ngoài việc xét nghiệm, người dân còn tự tìm đến nguồn test nhanh, sau đó báo lên hệ thống y tế phường, xã, do đó, đây cũng là cơ sở để nhận định F0 tăng. Ngoài ra, thời gian qua, một số nơi thực hiện giãn cách chưa nghiêm nên cũng là một phần khiến F0 tăng.
Liên quan tới việc F0 điều trị tại nhà thì báo với y tế địa phương để các đội y tế và trạm y tế lưu động xử lý, hỗ trợ. "Đây là việc tích cực, bởi như vậy chúng ta sẽ kiểm soát được các F0 không lây lan ra cộng đồng" - bác sĩ Tâm nhận định.
Theo bác sĩ Tâm, những ngày qua, hệ thống y tế TP đã có sự đầu tư lớn vào việc quản lý, chăm sóc F0. Tới đây khi đảm bảo chăm sóc F0 tốt hơn sẽ giảm tỉ lệ tử vong F0 tại nhà do Covid-19. "Hiện TP đang triển khai quản lý, hỗ trợ người F0 có 2 mảng, thứ nhất là quản lý, thứ 2 là hỗ trợ điều trị, cấp cứu tại nhà kịp thời" - bác sĩ Tâm cho hay.
Về công tác điều trị F0, bác sĩ Tâm cho biết chiều 18-8, Sở Y tế đã cụ thể hóa nội dung, chủ trương của Bộ Y tế là mở ra trạm y tế lưu động. Trước mắt, các trạm y tế lưu động này sẽ có chức năng quản lý F0, hỗ trợ tư vấn, điều trị và hỗ trợ bệnh nhân đi cấp cứu, đảm bảo F0 được xử lý kịp thời nhằm hạn chế tình trạng tử vong tại nhà do Covid-19.
Theo bác sĩ Tâm, trạm y tế có thể là một địa điểm nào đó của địa phương và có điều kiện để hỗ trợ. Mỗi trạm sẽ quản lý từ 50-100 F0 với sự hỗ trợ của 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng và 3 nhân viên không phải là nhân viên y tế có thể là tình nguyện riêng hay các lực lượng khác hỗ trợ. Đồng thời, tại các trạm này sẽ được trang bị tối thiểu 2 bình oxy, máy thở, máy đo Sp02 (máy đo nồng độ oxy trong máu). Ngoài ra, còn có túi thuốc gồm một số loại cơ bản như thuốc hạ sốt, kháng đông, kháng viêm và một số thuốc điều trị virus mà ngành y tế triển khai.
"Thời gian qua, chúng ta mới quản lý và hỗ trợ người F0 chứ chưa tiến hành công tác điều trị. Do đó, ngày 19-8, tại TP các địa phương sẽ bắt đầu triển khai hỗ trợ F0 qua trạm y tế lưu động" - bác sĩ Tâm chia sẻ.
Cũng tại cuộc họp, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM, cho biết chiều 18-8, Sở Y tế sẽ công bố túi thuốc gồm 7 loại trên cơ sở được hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, TP đang bước sang ngày thứ 4 việc thực hiện Nghị quyết 86 của Chính phủ.
Do đó, để đảm bảo sự kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Sở Y tế đã chuẩn bị kế hoạch chi tiết, trong đó có tình tiết 400 trạm y tế lưu động gắn với phương án lấy tổ dân phố, khu phố làm pháo đài phòng chống dịch. Trước mắt sẽ có 400 trạm, thời gian tới TP sẽ triển khai 1.000 trạm trên địa bàn TP.
Nguồn: [Link nguồn]
Thống kê từ Cổng thông tin Covid-19 TP HCM cho thấy số ca F0 trong cộng đồng phát hiện nhiều nhất trong ngày 18-8 là tại các...