TP HCM đã tiêm vắc-xin Covid-19 cho 39.756 trẻ

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Trung tâm Kiểm soát bênh tật TP HCM (HCDC) đề nghị nhân viên y tế cần quan tâm tiền sử tiêm chủng, nếu đã tiêm thì cần ghi nhận để có chỉ định phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả vắc-xin.

Ngày 28-10, TP HCM đã đồng loạt triển khai tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 cho học sinh tại 21 quận, huyện, TP Thủ Đức với 120 điểm tiêm, riêng quận Gò Vấp sẽ triển khai tiêm vào ngày mai.

Chiều cùng ngày, Sở Y tế TP HCM phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành, đơn vị chức năng, họp rút kinh nghiệm về công tác tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em trên địa bàn.

Sau 2 ngày triển khai tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ TP HCM đã tiêm được 39.756 liều, tất cả đều an toàn.

Sau 2 ngày triển khai tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ TP HCM đã tiêm được 39.756 liều, tất cả đều an toàn.

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bênh tật TP HCM (HCDC), cho biết từ ngày 27-10 đến trưa 28-10, TP đã tiêm vắc-xin Covid-19 cho 39.756 trẻ. Trong đó, 176 trẻ hoãn tiêm, 1 trẻ chống chỉ định và chuyển tiêm tại bệnh viện, không ghi nhận tai biến nặng sau tiêm chủng.

Theo bác sĩ Nga, chiến dịch tiêm chủng được tổ chức trong bối cảnh TP đang chống dịch, nên phải đảm bảo an toàn tiêm chủng và an toàn phòng chống dịch.

Trong 2 ngày qua, HCDC giám sát tại tất cả các điểm tiêm và ghi nhận vẫn còn một số điểm cần khắc phục, như một số điểm tiêm bố trí khu cách ly tạm thời ở sâu bên trong điểm tiêm là không hợp lý; không tổ chức phân luồng 1 chiều (đây là quy tắc cơ bản). Nếu không chấp hành nghiêm túc, có thể xảy ra nhầm lẫn trong tiêm ngừa, ví dụ như 1 người tiêm 2 mũi.

"Nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra và đã từng xảy ra nên phải rút kinh nghiệm. Ngoài ra, một số điểm tiêm bố trí nhiều đối tượng cùng tiêm tại 1 điểm, thậm chí còn làm nhiều việc khác ngoài chuyên môn tiêm chủng. HCDC yêu cầu các đơn vị khắc phục vì đây là điểm nghiêm cấm" - bác sĩ Nga nhận định.

Bác sĩ Nga cho rằng việc tiêm ngừa cho trẻ em và người lớn có chỉ định về vắc-xin và chỉ định tiêm chủng hoàn toàn khác nhau. Do đó, nếu không đảm bảo sẽ gây nhầm lẫn, không an toàn.

Đáng chú ý, trong quá trình thực hiện, ngành y tế ghi nhận có 1 số trẻ đã từng tiêm chủng trước đây. Do đó, HCDC đề nghị nhân viên y tế cần quan tâm tiền sử tiêm chủng, nếu đã tiêm thì cần ghi nhận để có chỉ định phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả vắc-xin.

Tại buổi họp, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế đánh giá rất cao sự chuẩn bị của huyện Củ Chi và quận 1 trong ngày tiêm chủng đầu tiên.

"Tại Củ Chi, số lượng phụ huynh và học sinh rất lớn nhưng tổ chức ngăn nắp trật tự. Phụ huynh và các cháu đều phấn khởi, đó là tín hiệu lạc quan" – bác sĩ Hưng nhận định.

Tuy nhiên, bác sĩ Hưng cũng lưu ý, qua kiểm tra tại các điểm tiêm vẫn còn một số khâu chưa tốt như còn 1 số điểm tiêm vẫn trễ. Do đó, đề nghị chậm nhất 8 giờ sáng các cháu phải tiêm mũi tiêm đầu tiên.

Bên cạnh đó, tại các điểm tiêm, cần phải bố trí rộng rãi, tránh ảnh hưởng đến thao tác tiêm và đảm bảo quy trình 1 chiều. Ngoài ra, các địa phương cần có kế hoạch, báo cáo mỗi ngày về Sở Y tế, HCDC, nếu phương án cấp cứu không rõ ràng thì không thực hiện tiêm cho các cháu.

Bác sĩ Hưng cũng nhấn mạnh không ngưng điểm tiêm của người lớn mà vẫn phải duy trì với số lượng ít hơn. "Dứt khoát không thể 1 điểm tiêm vừa có người lớn lẫn trẻ em vì rất dễ nhầm lẫn" – bác sĩ Hưng lưu ý.

Cũng theo bác sĩ Hưng, đối với các cháu không đi học ở các trường hoặc tại các trung tâm bảo trợ, Trung tâm Y tế và địa phương vẫn phải rà soát để tiêm cho các cháu và cần tổ chức tiêm an toàn. Riêng với các cháu học tại các trường khuyết tật hoặc đi lại khó khăn cần phải có đội tiêm lưu động để các cháu được tiêm đầy đủ.

Về tỷ lệ phụ huynh chưa đồng thuận tiêm còn nhiều, bác sĩ Hưng đề nghị ngành giáo dục cần vận động, thuyết phục phụ huynh cho các cháu được tiêm để sau này các cháu đến trường học trực tiếp an tâm hơn.

Trong khi đó, tại cuộc họp, đại diện phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế cũng cho biết nguồn vắc-xin Pfizer TP đang có do Bộ Y tế phân bổ để tiêm cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, do tình hình cấp bách để tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi nên TP đã triển khai số vắc-xin này để tiêm cho trẻ.

Qua thống kê, có 780.000 em và số vắc-xin đem ra sử dụng còn trong kho là gần 700.000 liều, toàn bộ số vắc-xin này sẽ dùng tiêm mũi 1 cho các em. Về mặt lý thuyết là thiếu nhưng con số thực tế là đủ để triển khai tiêm vì trong công tác thống kê sẽ có sự chênh lệch.

"Ví dụ, có những em ở quận này nhưng học ở quận khác, do đó, qua thống kê sẽ bị trùng" – đại diện phòng Nghiệp vụ dược giải thích.

Theo đại diện phòng Nghiệp vụ dược, vài ngày tới TP sẽ được phân bổ thêm vắc-xin và sẽ đủ tiêm mũi 2 cho các em. Do đó, đề nghị các đơn vị tiêm không nên giữ vắc-xin đoạn cuối mà chuyển về cho HCDC.

Ðã có kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ 5 -11 tuổi

Hội đồng tư vấn tiêm chủng quốc gia đã đồng ý chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho nhóm trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Yến ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN