Tổng cục Đất đai: Có “lót tay” khi làm sổ đỏ

Ông Lê Văn Lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai (Bộ TN&MT) thừa nhận có “lót tay” khi làm sổ đỏ một số nơi, đặc biệt ở thành phố.

Sáng nay, 27/9, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến “Gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ cấp sổ đỏ” với sự tham gia của đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cán bộ tiếp tay cho cò mồi

Tại buổi tọa đàm, có ý kiến gửi đến ông Lê Văn Lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai bày tỏ: Thông tin hạn chế, thủ tục phức tạp, quá trình cấp kéo dài, là một trong những lý do gây khó dễ cho người dân khi làm thủ tục xin cấp sổ đỏ. Chính vì vậy có rất nhiều người dân khi nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ đều chấp nhận “lót tay” cho trung gian vì sợ phức tạp với chi phí có thể lên đến vài chục triệu đồng/vụ.

Ông Lê Văn Lịch cũng thừa nhận tình trạng đã xảy ra một số nơi, đặc biệt ở thành phố. Nguyên nhân do đất đai có nguồn gốc phức tạp, bản đồ địa chính ở một số địa phương còn thiếu. Cộng với đó, một số cán bộ thoái hóa, năng lực yếu, chưa thực hiện hết trách nhiệm công chức, gây phiền hà, tiếp tay cho cò mồi và trung gian.

Để khắc phục, Bộ TN&MT chỉ đạo các đơn vị chức năng phải công khai hóa bộ hồ sơ thủ tục và quy trình thực hiện và cử cán bộ trực tiếp tiếp nhận, có thời gian giao nhận và trả. Bộ cũng có kế hoạch thanh tra công tác cấp giấy chứng nhận diện rộng triển khai ở các tỉnh và thành phố. Cuối năm sẽ có tổng hợp và báo cáo.

Lot tay lam so so  hoi lo lam so do lam so do  thu tuc lam so do  tieu chuan lam so do  quy dinh lam so do  giay to so do  giay to nha dat  cong an  bao cong an  bao cong an  bao an ninh  an ninh  tin an ninh  phap luat  tin phap luat  bao phap luat  tin nhanh  tin moi  tin hay  tin nong  tin hot  tin tức  tin tuc  tintuc  tin tuc online  bao dien tu  bao vn  xa hoi  doc bao  bao  viet nam  vn

Ông Lê Văn Lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai tại cuộc họp ở bộ TN&MT, tháng 3/2013. (Ảnh, monre.gov.vn) 

Cũng tại buổi tọa đàm, có ý kiến đề xuất, Nhà nước nên có chính sách cán bộ phải đi xin cấp sổ đỏ cho dân. Bởi hiện nay người dân muốn có sổ đỏ thì phải đi xin cấp, dễ sinh tiêu cực. Ví dụ như thực hiện theo hình thức khoán định mức cho mỗi cán bộ phải hoàn thành, nếu không xong sẽ có hình thức kỷ luật khiển trách, thậm chí nặng hơn là buộc thôi việc.

Ông Lê Văn Lịch cho biết, theo quy định pháp luật đất đai hiện hành, người sử dụng đất phải đăng ký với cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó, cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

“Người sử dụng đất thực hiện các quyền mà Luật Đất đai 2003 quy định. Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất”.

Ông Lịch cũng cho biết, đối với các nước, chủ sở hữu, sử sụng đất bỏ kinh phí thực hiện công tác đo đạc lập hồ sơ địa chính. Tại Việt Nam, nhà nước đầu tư các công tác đo đạc địa chính đất đai, người dân nộp khoản lệ phí cấp giấy chứng nhận và phí thẩm định theo Thông tư 97 của Bộ Tài chính, theo quy định của UBND các tỉnh.

Tại sao chung cư khó được cấp sổ đỏ?

Một vấn đề khác được đặt ra tại buổi tọa đàm từ các hộ dân đang sống tại các chung cư trên địa bàn TP.Hà Nội. Các hộ dân bày tỏ: Hà Nội hiện còn khoảng 90% dự án chung cư, khu đô thị đã bàn giao nhà, nhưng người dân vẫn chưa được cấp sổ đỏ, thậm chí cả với những dự án đã làm đúng thủ tục quy định.

Ví dụ như Dự án Khu chung cư Happy House Garden (Long Biên, HN) dù đã bàn giao căn hộ từ cuối năm 2010 và 100% số hộ dân đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư, nhưng đến nay vẫn chưa thể có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở.

Giải đáp vấn đề trên, Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đồng tình, đúng như dư luận đang phản ánh về tình trạng này ở thành phố Hà Nội cũng như TP Hồ Chí Minh.

Ông Nghĩa khẳng định, đối với trường hợp chủ đầu tư làm đúng quy định, có thể đảm bảo không có trường hợp nào là không được cấp giấy chứng nhận.

Cụ thể, 30.000 giấy chứng nhận đã được cấp như nói trên chính là thuộc những trường hợp làm đúng quy định. Còn 80.000 giấy chứng nhận tồn động là nằm trong diện chủ đầu tư có sai phạm.

Cụ thể như nợ nghĩa vụ tài chính; xây dựng không đúng quy hoạch, xây dựng sai mật độ; và có sự chuyển đổi chủ đầu tư.

“Dự án Happy House Garden thuộc đơn vị HUD3 là thuộc diện có sai phạm nói trên.  Mong các hộ dân mua nhà tại dự án hiểu được việc này”.

Theo ông Nghĩa, thời gian tới tình trạng này sẽ được tháo gỡ bằng Thông báo 327 của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Có phương án giải quyết tách bạch: “Lỗi và trách nhiệm của chủ đầu tư đối với nhà nước thì nhà nước xử lý, còn nếu là lỗi của người dân thì người dân phải chịu trách nhiệm”.

Ông Nghĩa cho biết, người dân không có lỗi sẽ thực hiện việc kê khai và cấp giấy. Có thể cấp thẳng cho người dân thông qua các cơ quan địa phương hoặc chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ kê khai để cấp giấy cho người dân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Tùng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN