Tộc người "tiền sử" còn lại ở Аmazon

Lưu vực sông Аmazon là một vùng đất đầy những bí hiểm gồm các lãnh thổ: Peru, Braxin, Colombia, Ecuador, Venezuela, Bolivia, Guyan thuộc Pháp và Surinam.

Đó là nơi sinh sống của khoảng 200 bộ lạc người da đỏ (Anh-điêng), trong đó nhiều bộ lạc hàng nghìn năm nay chưa hề tiếp xúc với nền văn minh và sống chẳng khác gì thời tiền sử.

Tộc người "tiền sử" còn lại ở Аmazon - 1

Các thầy phù thuỷ và các pháp sư giúp mọi người khi họ “chuyển sang các thế giới khác”, nơi họ có thể giao tiếp với thần linh, tổ tiên, họ hàng đã quá cố, kể cả linh hồn của những con vật đã chết.

Tộc người "tiền sử" còn lại ở Аmazon - 2

Theo giả thuyết của các nhà nghiên cứu, trước khi những người châu Âu đặt chân đến vùng Amazon thì cả vùng rừng núi mênh mông này chỉ có chừng vài triệu người.

Tộc người "tiền sử" còn lại ở Аmazon - 3

Nhưng kể từ khi dân bản xứ tiếp xúc với những người “khách” lạ, dân số của họ bị giảm sút nghiêm trọng. Tới 90%. Nguyên nhân là vì trong cơ thể họ hoàn toàn không có miễn dịch đối với các loại bệnh mà người châu Âu mang đến ví dụ như bệnh cúm và bệnh đậu mùa.

Tộc người "tiền sử" còn lại ở Аmazon - 4

Những người vượt được các bệnh hiểm nghèo và sống sót phải chuyển sang cách sống bán du mục (để thích nghi với điều kiện tồn tại mới đồng thời để tránh chế độ thực dân và diệt chủng), vĩnh viễn rời bỏ những thành phố đông dân cư và trở lại lối sống nguyên thuỷ.

Hiện nay, những người Anh-điêng “hoang dã” của Venezuela chiếm chưa đầy 1% số dân trong nước.  

Tộc người "tiền sử" còn lại ở Аmazon - 5

Cách sống của họ cho đến nay thực tế chẳng có gì thay đổi vì họ thường lẩn tránh, đến những vùng sâu vùng xa xôi nhất, chưa có người bước chân tới, những rừng mưa nhiệt đới bùn lầy nước đọng, đầy muỗi, vắt, rắn, rết … điều kiện sống hết sức khắc nghiệt.

Thế nhưng những vùng này giờ đây lại biến thành vùng bảo tồn thiên nhiên: thường xuyên qua lại những nhà nghiên cứu, cùng với những nhà truyền giáo và những người tò mò, ham mê du lịch mạo hiểm. Những làng mạc của người da đỏ bị sục sạo và chính họ cũng có điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Theo ý kiến của những nhà nhân chủng học, nếu như tình hình chẳng có gì thay đổi trong một tương lai gần, nếu chính phủ các nước khu vực sông Amazon không có kế hoạch bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc và những nét độc đáo rất riêng của họ thì chỉ trong một thập kỷ nữa thôi tất cả những truyền thống văn hoá của họ sẽ không còn dấu vết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Châu (Vietnamnet)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN