Toàn cảnh vụ Alibaba sau gần hai tuần xét xử
HĐXX sẽ tuyên án vụ Alibaba vào sáng 29-12 tới đây và được phát trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của TAND TP.HCM.
Phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Thái Luyện cùng 22 bị cáo khác bị VKSND TP.HCM truy tố về hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền xảy ra tại Công ty CP Địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba) đã kết thúc phần tranh luận và chuyển sang phần nghị án.
Kết quả của vụ án này sẽ được HĐXX tuyên án vào ngày 29-12 và được phát trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của TAND TP.HCM.
Chiếm đoạt hơn 2.400 tỉ đồng của 4.550 bị hại
Theo đó, VKS cáo buộc Nguyễn Thái Luyện thành lập Công ty Địa ốc Alibaba và 22 công ty con. Sau đó, Luyện cho người thân hoặc nhân viên thân tín đứng tên mua một lượng lớn đất nông nghiệp rồi dùng các pháp nhân trong cùng hệ thống tự lập dự án dân cư, phân lô trái pháp luật. Với vai trò chủ mưu, Luyện đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền chiếm đoạt hơn 2.400 tỉ đồng của 4.550 bị hại.
Bị cáo Luyện bị VKS đề nghị mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng tội này, 19 bị cáo khác bị đề nghị mức án 12-20 năm tù. Đối với tội rửa tiền, có ba bị cáo bị đề nghị mức án 5-14 năm tù.
Đại diện VKSND TP.HCM tại phiên tòa xét xử Nguyễn Thái Luyện cùng đồng phạm. Ảnh: NGUYỆT NHI.
Trong quá trình xét hỏi, nhiều bị hại có yêu cầu Công ty Alibaba giao đất đúng như hợp đồng đã ký. Cũng có nhiều bị hại muốn nhận lại tiền, số ít trong đó là muốn rút tên ra khỏi danh sách bị hại để chuyển qua giải quyết bằng một vụ án dân sự.
Về phía các bị cáo, khai tại tòa, tất cả các bị cáo đều khai rằng những hành vi như trong cáo trạng đã truy tố là đều nghe theo sự chỉ đạo, sắp xếp của Nguyễn Thái Luyện.
Gần một nửa trong số các bị cáo cho biết có quan hệ họ hàng, người thân của Luyện nên tin tưởng và làm theo. Phần còn lại là các bị cáo từng làm nhân viên sau đó được Luyện “cất nhắc” bổ nhiệm vào các vị trí như phó Tổng Giám đốc Đào tạo, phó Tổng Giám đốc Nhân sự, Giám đốc các công ty thành viên…nên đã phục vụ theo sự chỉ đạo của bị cáo Luyện.
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong số các bị cáo thì duy nhất có bị cáo Luyện kêu oan vì cho rằng mình thực hiện làm dự án, tách thửa là đúng theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Về tội rửa tiền, bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện) cũng đã kêu oan và cho rằng số tiền 13 tỉ đồng không lấy từ nguồn tiền bất hợp pháp.
VKS: Nguyễn Thái Luyện không oan
Bước sang phần tranh luận, đại diện VKSND TP.HCM một lần nữa khẳng định những dự án mà Nguyễn Thái Luyện đã “vẽ” ra đều là không có thật và vi phạm quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo VKS, để lập một dự án phân lô bán nền thì chủ đầu tư phải đảm bảo các điều kiện như phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và mục đích sử dụng đất; phải được sự phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chủ đầu tư phải thực hiện hoàn thiện các cơ sở hạ tầng (điện, đường, thoát nước…). Tuy nhiên, những trong những điều kiện trên các “dự án” của bị cáo Luyện đều không có (nếu có cơ sở hạ tầng thì cũng là làm đường trái phép trên đất nông nghiệp).
Nguyễn Thái Luyện (đeo kính) cùng đồng phạm tại tòa. Ảnh: NGUYỆT NHI.
Ngoài ra, VKS còn cho biết dù những dự án không đủ các điều kiện pháp lý, không đủ điều kiện mở bán nhưng Luyện đã chỉ đạo nhân viên quảng cáo, giới thiệu rầm rộ. Đưa ra những thông tin gian dối như pháp lý đầy đủ, 100% là đất thổ cư có thể an cư lạc nghiệp…để lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Từ đó, đại diện VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố Nguyễn Thái Luyện là chủ mưu trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và truy tố là không oan, đúng người, đúng tội.
Bào chữa cho thân chủ của mình, các Luật sư (LS) của bị cáo Luyện cho rằng thân chủ của mình không đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đề nghị chuyển tội danh sang tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai theo điều 228 BLHS.
Giải thích rõ hơn LS cho biết trong vụ án này, ý thức chiếm đoạt và hành vi chiếm đoạt quyết định cấu thành tội phạm. Luyện cùng các bị cáo khác trước khi nhận tiền của khách hàng đã lập hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng, mà hợp đồng là sự tự nguyện của các bên, đây là một quan hệ dân sự.
Hơn nữa, Luyện sau khi nhận tiền bị cáo Luyện không ôm tiền bỏ trốn mà tiếp tục thực hiện các dự án và chi trả tiền cho khách hàng hoặc công chứng sang tên cho khách hàng nhiều sổ đất có diện tích khoảng 500 m2 như cam kết.
Đối với các bị cáo khác, các LS đều đề nghị HĐXX xem xét một cách khách quan để phân hóa trách nhiệm, vai trò của từng bị cáo trong vụ án này. Vì cho rằng các bị cáo đều làm theo chỉ đạo của Luyện và bị ràng buộc bởi các mối quan hệ như sếp-nhân viên, quan hệ người thân nên mức án mà VKS đề nghị là quá nặng.
Kết thúc sớm hơn dự kiến Theo kế hoạch ban đầu, phiên xử dự kiến kéo dài gần một tháng, từ ngày 8-12-2022 đến ngày 6-1-2023. Đây là một vụ án đặc biệt với số lượng bị hại, người tham gia tố tụng rất lớn nên công tác chuẩn bị, lực lượng bảo vệ phiên tòa cũng được huy động tối đa. Có khoảng 200 người, trong đó có lực lượng cảnh sát tư pháp, cảnh sát cơ động, cảnh sát PCCC, bảo vệ, y tế của Trung tâm 115 (chăm sóc sức khỏe cho các bị cáo và những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng) túc trực tại chỗ đề phòng các tình huống phát sinh không mong muốn. Được coi là một vụ án đưa ra xét xử với quy mô lớn nhưng tính đến nay, theo thông báo mới nhất, tòa sẽ tuyên án vào ngày 29-12. Như vậy, phiên tòa đã kết thúc sớm hơn dự kiến khoảng một tuần. Có được kết quả trên một phần là nhờ sự tích cực của các cơ quan tiến hành tố tụng. |
Nguồn: [Link nguồn]
Ngày 19/12, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thái Luyện mức án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt...