Toàn cảnh tăng tốc sửa chữa mặt cầu Thăng Long
Tất cả hạng mục công việc đều đang được các đơn vị thi công tăng tốc, khắc phục triệt để, bền vững hư hỏng mặt cầu Thăng Long.
Cầu Thăng Long nhìn từ trên cao
Quá trình sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này có nội dung chủ yếu là gia cường, tăng cường mặt cầu thép hiện tại thành mặt cầu liên hợp nhẹ - liên hợp giữa bản mặt thép hiện tại với bê tông siêu tính năng UHPC, có kết hợp sử dụng lớp phủ bê tông nhựa siêu mỏng tạo nhám, liên kết giữa bản mặt thép hiện tại và bê tông siêu tính năng bằng đinh neo tiêu chuẩn dài 50 cm và lưới cốt thép.
Để thuận tiện trong quá tình thi công, ngay cả khi thời tiết bất lợi, 2 nhà mái che dài 240 m đã được dựng lên
Sau hơn một tháng cào bóc và vệ sinh bề mặt cầu Thăng Long, các nhà thầu bắt đầu thi công các công đoạn tiếp theo
Công việc đầu tiên là làm sạch bản mặt cầu thép bằng phun cát dạng hạt tẩy gỉ
Sau đo bản mặt cầu thép được sơn lớp sơn chống gỉ
Các kỹ sư kiểm tra độ dày của sơn chống gỉ bằng thiết bị hiện đại
Sau đó, nhà thầu bắt đầu hàn đinh neo
Công nhân sử dụng máy hàn hồ quang để gắn đinh neo vào bản thép mặt cầu. Mỗi phút, họ hàn gắn xong 4, 5 đinh neo.
Khi thời tiết thuận lợi, nắng to, công nhân thi công hàn đinh neo không cần sử dụng đến nhà mái che
Sau mỗi công đoạn thi công đều được làm sạch tỉ mỉ và bài bản
Nhà thầu sẽ hàn 1,5 triệu chiếc đinh neo lên toàn bộ bản thép mặt cầu. Đây được xem là giải pháp liên kết bền vững giữa bản mặt cầu thép và lớp bên tông siêu tính năng UHPC
Có mặt tại đây, điều chúng tôi cảm nhận được tất cả các khâu đều khẩn trương làm việc vì chất lương, tiến độ dự án
Ở gói thầu khác, công việc hàn đinh neo, thi công cốt thép đã hoàn tất chờ đổ mẻ bê tông siêu tính năng UHPC đầu tiên
Công nhân làm việc tỉ mỉ, kỹ lưỡng từng chi tiết
Công đoạn này được các chuyên viên Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải - tư vấn giám sát của dự án kiểm tra kỹ lưỡng từng chi tiết
Máy móc, thiết bị chuẩn bị cho đổ mẻ bê tông siêu tính năng đầu tiên đã được nhà thầu tập kết sẵn sàng và được kiểm tra kỹ lưỡng
Các hạng mục hư hỏng khác như khe co giãn cầu cũng đang được đẩy nhanh tiến độ
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng do Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng từ năm 1974 và hoàn thành vào năm 1985. Sau 40 năm chịu tải, các thanh giàn, nút giàn vẫn đang ở trạng thái làm việc tốt. Tuy nhiên, mặt đường trên cầu xuất hiện nhiều hư hỏng như nứt dọc, nứt ngang, trồi lún bê tông nhựa mặt cầu, các khe co giãn cũng đã bị hư hỏng nặng
Chính vì vậy, việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long được đánh giá là cấp bách khi tuyến dường Vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long đang hoàn thiện và dự kiến khánh thành trong năm nay.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam Bộ GTVT lý giải về thông tin liên quan đến các chuyên gia Trung Quốc trong dự án sửa chữa...
Nguồn: [Link nguồn]