Toàn cảnh 2 tuyến đường ở Hà Nội được đề xuất mở làn riêng cho xe đạp

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Dọc  sông Tô Lịch, vỉa hè quanh công viên Hòa Bình là hai tuyến đường vừa được Sở GTVT Hà Nội đề xuất tổ chức làn đường riêng dành cho xe đạp, với kinh phí dự kiến gần 10 tỷ đồng.

Mới đây, tuyến đường dọc sông Tô Lịch (từ Ngã Tư Sở đi Cầu Giấy - tuyến đường được vạch đỏ) được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lựa chọn là một trong hai tuyến đường để thí điểm có làn dành riêng cho xe đạp

Mới đây, tuyến đường dọc sông Tô Lịch (từ Ngã Tư Sở đi Cầu Giấy - tuyến đường được vạch đỏ) được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lựa chọn là một trong hai tuyến đường để thí điểm có làn dành riêng cho xe đạp

Toàn cảnh 2 tuyến đường ở Hà Nội được đề xuất mở làn riêng cho xe đạp - 2

Tuyến đường này được xây dựng trên cơ sở điều chỉnh đường riêng cho người đi bộ dọc đường Láng với chiều dài 2,3km, rộng 4m.

Tuyến đường này được xây dựng trên cơ sở điều chỉnh đường riêng cho người đi bộ dọc đường Láng với chiều dài 2,3km, rộng 4m.

Đường cho xe đạp đi hai chiều, rộng 3m, nằm sát bờ sông; đường cho người đi bộ rộng 1m.

Đường cho xe đạp đi hai chiều, rộng 3m, nằm sát bờ sông; đường cho người đi bộ rộng 1m.

Mép bờ sông có hàng lan can cốt thép chắc chắn 

Mép bờ sông có hàng lan can cốt thép chắc chắn

Thảm thực vật 3 tầng được trồng dọc tuyến đường, làm cho tuyến đường này càng đẹp.

Thảm thực vật 3 tầng được trồng dọc tuyến đường, làm cho tuyến đường này càng đẹp.

 Hiện tại tuyến đường này đang được sử dụng phục vụ cho người đi bộ

 Hiện tại tuyến đường này đang được sử dụng phục vụ cho người đi bộ

Sau nhiều lần cải tạo tuyến đường đi bộ bên sông Tô Lịch, hạ tầng gần như đã hoàn thiện.

Sau nhiều lần cải tạo tuyến đường đi bộ bên sông Tô Lịch, hạ tầng gần như đã hoàn thiện.

 Sở Giao thông vận tải Hà Nội đánh giá tuyến đường trên có khả năng kết nối với ga Láng của đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông và ga số 8 của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, thông qua đường xe đạp đi chung trên đường Láng.

 Sở Giao thông vận tải Hà Nội đánh giá tuyến đường trên có khả năng kết nối với ga Láng của đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông và ga số 8 của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, thông qua đường xe đạp đi chung trên đường Láng.

Toàn cảnh 2 tuyến đường ở Hà Nội được đề xuất mở làn riêng cho xe đạp - 10

Tuyến đường thí điểm thứ hai là đường xung quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo, quận Bắc Từ Liêm (tuyến đường được vạch đỏ).

Tuyến đường thí điểm thứ hai là đường xung quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo, quận Bắc Từ Liêm (tuyến đường được vạch đỏ).

Toàn cảnh 2 tuyến đường ở Hà Nội được đề xuất mở làn riêng cho xe đạp - 12

Trên tuyến thí điểm số 2 đi trên hè xung quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo sẽ là đoạn đường dài 1.817m, rộng 7m, đủ điều kiện tổ chức làn ưu tiên xe đạp phục vụ cho hoạt động của công viên cũng như kết nối với các tuyến đường khác.

Trên tuyến thí điểm số 2 đi trên hè xung quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo sẽ là đoạn đường dài 1.817m, rộng 7m, đủ điều kiện tổ chức làn ưu tiên xe đạp phục vụ cho hoạt động của công viên cũng như kết nối với các tuyến đường khác.

Theo kế hoạch, để xây dựng làn xe đạp tại khu vực công viên Hòa Bình sẽ cần sửa chữa vỉa hè, tạo đường ưu tiên cho xe đi 2 chiều trên hè, rộng 3m. Đường Hoàng Minh Thảo sẽ tổ chức giao thông dành riêng cho xe đạp trên cơ sở làn xe hỗn hợp hiện có. Làn dành cho xe đạp mỗi chiều rộng 2m, phần còn lại cho xe máy và xe thô sơ là 4,5m.

Theo kế hoạch, để xây dựng làn xe đạp tại khu vực công viên Hòa Bình sẽ cần sửa chữa vỉa hè, tạo đường ưu tiên cho xe đi 2 chiều trên hè, rộng 3m. Đường Hoàng Minh Thảo sẽ tổ chức giao thông dành riêng cho xe đạp trên cơ sở làn xe hỗn hợp hiện có. Làn dành cho xe đạp mỗi chiều rộng 2m, phần còn lại cho xe máy và xe thô sơ là 4,5m.

 Ngoài ra, từ đường Hoàng Minh Thảo, Sở Giao thông vận tải tính toán có khả năng mở rộng mạng lưới đường dành cho xe đạp thông qua các tuyến đang hình thành như đường Xuân Tảo, Minh Tảo,... và bổ sung 4 vị trí xe đạp công cộng xung quanh công viên Hòa Bình để tăng khả năng kết nối, trung chuyển của xe đạp với các phương tiện vận tải hành khách công cộng.

 Ngoài ra, từ đường Hoàng Minh Thảo, Sở Giao thông vận tải tính toán có khả năng mở rộng mạng lưới đường dành cho xe đạp thông qua các tuyến đang hình thành như đường Xuân Tảo, Minh Tảo,... và bổ sung 4 vị trí xe đạp công cộng xung quanh công viên Hòa Bình để tăng khả năng kết nối, trung chuyển của xe đạp với các phương tiện vận tải hành khách công cộng.

Một phần vỉa hè phía đường Phạm Văn Đồng, giao phố Đỗ Nhuận, được đề xuất làm làn đường riêng cho xe đạp

Một phần vỉa hè phía đường Phạm Văn Đồng, giao phố Đỗ Nhuận, được đề xuất làm làn đường riêng cho xe đạp

 Bà Nguyễn Thị Huyền (42 tuổi, ở P.Xuân Đỉnh, Q.Bắc Từ Liêm) chia sẻ: " Lâu nay chúng tôi vẫn thường đi thể dục xung quanh công viên Hòa Bình, rất ít khi dám đi xe đạp tập thể dục xung quanh đây, vì mật độ phương tiện giao thông khá đông. Nhưng khi nghe được thông tin là có đề xuất mở thêm làn ưu tiên cho xe đạp thì tôi và gia đình tôi rất vui, vì gia đình tôi ngoài đi bộ rất thích đạp thể dục để nâng cao sức khỏe"

 Bà Nguyễn Thị Huyền (42 tuổi, ở P.Xuân Đỉnh, Q.Bắc Từ Liêm) chia sẻ: " Lâu nay chúng tôi vẫn thường đi thể dục xung quanh công viên Hòa Bình, rất ít khi dám đi xe đạp tập thể dục xung quanh đây, vì mật độ phương tiện giao thông khá đông. Nhưng khi nghe được thông tin là có đề xuất mở thêm làn ưu tiên cho xe đạp thì tôi và gia đình tôi rất vui, vì gia đình tôi ngoài đi bộ rất thích đạp thể dục để nâng cao sức khỏe"

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàn Như ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN