Tin tức 24h qua: Bất ngờ có người đề nghị bồi thường 13 tỉ đồng thay Trịnh Xuân Thanh
Bất ngờ có người đề nghị bồi thường 13 tỉ đồng thay Trịnh Xuân Thanh; Lời khai của nghi can vụ thi thể lìa đầu ở TP.HCM... là những tin nóng nhất 24h qua.
Bất ngờ có người đề nghị bồi thường 13 tỉ đồng thay Trịnh Xuân Thanh
Chiều 27/9, TAND Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ.
Công ty TNHH Đầu tư Mai Phương có đơn kháng cáo, đề nghị tòa phúc thẩm xem xét trả lại 3.400 m2 đất tại thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Ông Kiều Đào Lâm, Giám đốc Công ty Mai Phương trình bày tại tòa.
Tại tòa, ông Kiều Đào Lâm (Giám đốc Công ty Mai Phương) bất ngờ đưa ra đề nghị về việc công ty này sẽ đứng ra bồi thường thay cho Trịnh Xuân Thanh và Đỗ Văn Hồng (cựu chủ tịch HĐQT PVC Kinh Bắc) về khoản tiền gây thiệt hại hơn 13 tỉ đồng cho PVC. Đổi lại, ông Lâm mong muốn công ty được tuyên trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất 3.400 m2 tại thị trấn Tam Đảo.
Sau khi nghe đề nghị trên, HĐXX hỏi đại diện PVC có ý kiến gì không. Vị đại diện nói chỉ là người được ủy quyền tham dự phiên tòa, nên không thể quyết định có đồng ý hay không.
Lời khai của nghi can vụ thi thể lìa đầu ở TP.HCM
Chiều 26/9, người dân tại hẻm 645 Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7, TPHCM nghe thấy tiếng la hét từ một căn nhà. Ít phút sau, người dân phát hiện đầu người xuất hiện trên mặt đường, cách đó không xa là phần thi thể nằm trong chuồng gà.
Nạn nhân là ông H.U.V (44 tuổi). Nghi phạm là Trần Huy (34 tuổi, tạm trú quận 7), nhà Huy chỉ cách nhà nạn nhân khoảng 50m.
Trần Huy tại cơ quan công an.
Tại cơ quan công an, Huy cũng khai nhận do mâu thuẫn với ông V. nên đã dùng dao tấn công làm ông V. tử vong tại chỗ. Kết quả kiểm tra nhanh, Huy âm tính với ma túy, âm tính với COVID-19 và không sử dụng rượu bia.
Qua công tác khám nghiệm hiện trường, bước đầu công an xác định Huy dùng dao lê dài hơn 30cm tấn công khiến ông V. gục xuống rồi mới cắt lìa đầu nạn nhân.
UBND thành phố Hà Nội lên tiếng về việc dừng thi công ga ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội
Trước việc một số ga ngầm tại dự án metro Nhổn - ga Hà Nội bị nhà thầu ngừng thi công, UBND thành phố Hà Nội vừa có thông tin về việc này. Theo đó, tại ga ngầm S11 (phố Quốc Tử Giám), đại diện UBND thành phố cho biết, hiện mặt bằng tại đây còn vướng chưa giải phóng được, vị trí còn vướng là công trình nhà số nhà 23, phố Quốc Tử Giám. Đây là công trình nhà của người dân thuộc diện di dời để phục vụ thi công ga ngầm S11 nhưng đến nay các đơn vị liên quan là quận Đống Đa và Sở TN&MT chưa tổ chức thực hiện được việc này.
Ga ngầm S12 trước ga Trần Hưng Đạo thi công dở dang.
Lấy lý do chưa có mặt bằng theo hợp đồng, liên danh nhà thầu là Hyundai - Ghella đã tạm dừng thi công trên toàn bộ gói thầu (bao gồm cả ga S12 - đường Trần Hưng Đạo) từ tháng 7/2021 đến nay.
Đề cập tiến độ tổng thể dự án metro Nhổn - ga Hà Nội, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội - MRB (đại diện chủ đầu tư) cho biết, chưa thể khẳng định chắc chắn tiến độ đưa vận hành đoạn trên cao vào cuối năm 2021 và vận hành đoạn đi ngầm vào năm 2022. Nguyên nhân chính là do từ đầu năm đến nay, dự án bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên việc huy động nhân công, máy móc và chuyên gia nước ngoài gặp khó khăn.
Từ 28/9, Hà Nội cho phép mở lại hoạt động thể dục thể thao ngoài trời
Ngày 27/9, Bộ Y tế công bố 9.342 ca mắc COVID-19 trong nước. Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 761.527 ca, trong đó có 533.275 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Tại Hà Nội: Từ ngày 28/9, Hà Nội cho phép thực hiện một số hoạt động, cho phép thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người, các trung tâm thương mại được phép hoạt động trở lại (riêng các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về); các cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa nhưng phải đảm bảo quy định phòng, chống dịch.
Tại Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, người ở ngoại tỉnh về lại thành phố mà không khai báo với xã, phường thì chưa cho phép tiêm vắc xin COVID-19.
Tại TPHCM, UBND TP HCM đang xây dựng Chỉ thị về điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế - xã hội. Từ 0 giờ ngày 1/10, Thành phố sẽ thực hiện từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được mở lại với tiêu chí “an toàn để sản xuất và sản xuất phải an toàn”, tiếp tục dừng hoạt động các loại hình kinh doanh có khả năng lây nhiễm cao gồm: quán bar, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, vũ trường, karaoke...
Nguồn: [Link nguồn]
Theo tiến độ, dự án đường sắt đô thị (metro) Nhổn - ga Hà Nội (Hà Nội) sẽ vận hành toàn tuyến vào năm 2022. Tuy nhiên,...