Tìm thấy nhện săn mồi chết cứng 100 triệu năm

Các nhà khoa học đã tìm thấy một mẫu hóa thạch được xem là cực kỳ hiếm: Một con nhện đang tấn công con mồi cách nay khoảng 100 triệu năm.

Theo George Poinar, Jr. - giáo sư động vật học tại Đại học Oregon của Mỹ, mẫu hóa thạch là hình ảnh một con nhện tấn công vào một con ong bị mắc trong lưới nhện. Nhưng ngay lúc đó, nhựa thông chảy làm đông thành hổ phách cả nhện và ong cùng 15 dòng lưới tơ nhện.

Mẫu hóa thạch hổ phách này bị vùi lấp tại thung lũng Hukawng của Myanmar từ kỷ nguyên Creta Sớm, tức cách nay từ 97 – 110 triệu năm, lúc loài khủng long còn lang thang quanh đó.

Giáo sư Poinar cùng nhà sưu tập hổ phách nổi tiếng Ron Buckley tại bang Kentucky của Mỹ đã mô tả mẫu hóa thạch này trong một bài báo của tạp chí Historical Biology. Theo đó, đây là mẫu hóa thạch hổ phách bẫy côn trùng độc đáo chưa từng có.

Hiện nay, cả hai loại nhện và ong này đều đã tuyệt chủng.

Nhện là động vật không xương sống xuất hiện cách nay đã 200 triệu năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tr. Lâm (Người lao động/ ScienceDaily, LiveScience)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN