Tiết lộ thú vị về đàn chuột túi xuất hiện ở Hà Nội

Sự kiện: Tin ngắn

Loài chuột túi wallaby được thuần hóa khá thân thiện với con người và thích nghi tốt với khí hậu của Việt Nam.

Sau hơn 1 năm đưa một số cá thể chuột túi wallaby từ Hà Lan về Việt Nam nuôi thử nghiệm và nhân giống, đến nay đàn chuột túi của của anh Trần Nhữ Giáp, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội đã lên tới 12 con.

Tiết lộ thú vị về đàn chuột túi xuất hiện ở Hà Nội - 1

Loài chuột túi wallaby

Loài chuột túi wallaby

Chuột túi wallaby thân thiện với con người

Những ngày đầu tháng 11/2019, chúng tôi có dịp ghé thăm trang trại của anh Trần Nhữ Giáp, nơi anh đang nuôi loài chuột túi wallaby. Khu vực quây lưới rộng khoảng 30m2 chính là nơi anh Giáp nuỗi dưỡng đàn chuột túi trưởng thành có cân nặng từ 15-20kg. Ngoài các thùng gỗ để cho loài chuột túi ở còn có các cây xanh ở xung quanh.

Anh Giáp cho hay, giống chuột túi wallaby được anh mua từ Hà Lan và đưa về Việt Nam vào đầu năm 2018. Loài này đã được thuần hóa trong các trang trại nên khá thân thiện với con người. Người lớn, trẻ nhỏ có thể vui đùa mà không lo bị chúng tấn công.

Chuột túi ăn các loại rau củ quả, mỗi ngày chỉ ăn một lần. Đặc biệt, chuột túi wallaby cón sức đề kháng tốt nên thích nghi tốt với khí hậu của Việt Nam. “Hiện nay, tôi đã nuôi sinh sản thành công loài chuột túi này, tuy nhiên số lượng các cá thể trong đàn vẫn còn khá ít. Loài chuột túi này được nhiều người mua về làm cảnh, thả trong các sân vườn rộng hoặc các khu sinh thái, trang trại để cho học sinh trải nghiệm”, anh Giáp chia sẻ.

Loài chuột túi wallaby

Loài chuột túi này được nuôi thuần hóa trong các trang trại nên không tấn công con người, trẻ nhỏ, người lớn có thể chơi, vui đùa cùng.

Anh Giáp cho biết, chuột túi Wallaby một năm đẻ một lần, mỗi lần đẻ một con. Ở giai đoạn phôi thai, chuột wallaby con “đỏ hỏn”, không có lông, bé bằng cỡ hạt đậu.

Sau chừng 4 đến 5 tuần thai nghén, chúng được chuyển vào túi của con mẹ và bắt đầu được cho bú sữa mẹ trong 6 đến 7 tháng. Sau khoảng hơn 1 năm phát triển cứng cáp, lông bắt đầu mọc thì chúng mới thoát ra khỏi túi của mẹ và tập ăn các thức ăn từ tự nhiên.

Chuột túi có khả năng bơi lội “cừ khôi”

Anh Giáp cho hay, qua một thời gian nuôi dưỡng và nghiên cứu các tài liệu thấy rằng, chuột túi di chuyển bằng cách sử dụng cả hai chân sau cùng một lúc nhưng khi bơi chúng có thể sử dụng mỗi bên chân một cách linh hoạt.

“Ngoài khả năng bơi lội, người dân còn ấn tượng về loài này là bởi khả năng dùng hai chân sau để thực hiện những cú nhảy vô cùng mạnh mẽ, ngay cả khi chúng mang con theo trong chiếc túi ở trước bụng”, anh Giáp nói.

Người nuôi có thể tạo các hộp gỗ, hay tạo các hang nhỏ để chuột túi chui vào giữ ấm, cũng như tránh mưa rét vào mùa đông.

Người nuôi có thể tạo các hộp gỗ, hay tạo các hang nhỏ để chuột túi chui vào giữ ấm, cũng như tránh mưa rét vào mùa đông.

Chủ nhân của những chú chuột túi kể thêm rằng, chuột túi giao tiếp với đồng loại bằng cách ra dấu bằng thị giác và khứu giác. Ngoài ra, chúng còn có ngôn ngữ hình thể, khi một con Wallaby cảm nhận thấy nguy hiểm, chuột túi sẽ đứng yên rồi làm động tác nhịp chân sau giống như đang đánh trống để cảnh báo những con khác trong bầy về mối đe dọa tiềm tàng.

Việc nuôi dưỡng loài chuột túi cũng không quá khó khăn. Vào mùa hè, anh Giáp thường thả chuột túi trong khoảng sân vườn rộng, có bóng cây, thoáng mát. Còn vào mùa đông, anh tạo thêm các hộp gỗ, hang nhỏ để chuột túi chui vào giữ ấm, cũng như tránh mưa rét.

“Người dân nuôi chuột túi cần lưu ý về nguồn thức ăn và nước uống, các rau quả phải sạch, không có hóa chất hoặc ôi thiu để trách việc chuột túi mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Hàng năm, chuột túi cũng cần phải đưa đến các cơ sở để tiêm phòng”, anh Giáp chia sẻ.

Chiêm ngưỡng giống gà kỳ lân ”khổng lồ” chân 5 ngón, giá tiền triệu ở Việt Nam

Nhiều người ngỡ ngàng trước hình ảnh gà kỳ lân “khổng lồ“ có hình dáng oai vệ, lông mượt phủ xuống tận chân và có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN