Tiêm kích J-20 Trung Quốc "đấu" F-15J Nhật: Ai thắng?

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Một đánh giá thú vị giữa hai loại tiêm kích hiện nay của quân đội Trung Quốc và Nhật Bản về khả năng giành chiến thắng nếu xung đột xảy ra.

Khi căng thẳng leo thang giữa Trung QuốcNhật Bản thì sự đối đầu giữa máy bay của hai cường quốc này càng dễ nảy sinh. Chiếc SU-27 của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAAF) đã chạm trán một máy bay của Nhật gần biển Hoa Đông. Căn cứ Okinawa với những chiếc F-15 ngay lập tức bị đặt vào tình trạng báo động.

Tiêm kích J-20 Trung Quốc "đấu" F-15J Nhật: Ai thắng? - 1

Tiêm kích đánh chặn F-15J của Nhật Bản.

Hiện tiêm kích J-20 “Rồng bay” của Trung Quốc đang được thử nghiệm. Máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm của Trung Quốc này hy vọng sẽ tham gia vào biên chế trong 5 năm nữa.

Nhật Bản hiện tại vẫn sử dụng F-15J Eagle. Dù là một loại tiêm kích hoàn hảo nhưng Bộ Quốc phòng nước này vẫn muốn thay thế bằng những “chim ăn thịt” F-22 Raptor. Thật không may cho phía Nhật khi Đạo luật Tuân thủ được thông qua ở Mỹ và Quốc hội nước này từ chối việc xuất khẩu Raptor cho bất kỳ quốc gia nào. Nhật hiện đang rất bối rối với giải pháp thay thế dàn máy bay F-15J.

Nhật Bản nhập những chiếc F-15J lần đầu vào năm 1981. Loại máy bay được sản xuất bởi tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubitshi do Mỹ cấp phép. Loại tiêm kích này hầu như giống hệt những tiêm kích được sản xuất ở Mỹ, trừ việc không được trang bị hệ thống đối phó điện tử và thiết bị cảnh báo radar vì Mỹ từ chối bán.

F-15J được gắn tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và tên lửa bán chủ động AIM-7 Sparrow radar dẫn đường. AIM-7 Sparrow sau đó được  thay thế bằng AIM-120 AMRAAM. Một khẩu pháo M-61 20 li cũng được gắn lên F-15J.

Nhật Bản đã nhập tổng cộng 223 chiếc F-15J và đến nay 8 chiếc đã bị tai nạn khi diễn tập.

F-15J đã được sử dụng tương đối lâu trong quân đội Nhật Bản. Nước này thực hiện một chương trình nâng cấp vào đầu năm 2000 bằng việc gắn thêm các tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại (AAM-3 và AAM-5), cải tiến động cơ, nâng cấp radar xung động cơ học AN/APG-63 và khả năng mang thêm tên lửa dẫn đường bằng radar AAM-4B. Hệ thống đối phó điện tử, thiết bị tìm kiếm và hồng ngoại theo dõi (IRST) cũng được nâng cấp.

Tuy nhiên, việc nâng cấp rất tốn kém và mỗi năm chỉ thực hiện được tối đa trên 10 máy bay. Khoảng một nửa số máy bay F-15J nhận được sự cải tiến này.

Tiêm kích J-20 Trung Quốc "đấu" F-15J Nhật: Ai thắng? - 2

Tiêm kích J-20 của Trung Quốc.

J-20 Thành Đô được coi là thế hệ máy bay cường kích thứ năm của Trung Quốc. J-20 ra mắt lần đầu vào năm 2011. Động cơ kép được điều khiển bởi một phi công là tất cả những gì người ta biết tới về chiếc máy bay bí mật này.

Theo ước đoán, J-20 có vẻ dài hơn F-15 một chút. Nó có một phần thân tương đối hoành tráng để chứa vũ khí và nhiên liệu. J-20 có ba khoang chứa vũ khí, trong đó hai khoang nhỏ là những tên lửa tầm ngắn và khoang còn lại là hệ thống tên lửa không đối không tầm xa và hệ thống bom.

J-20 có một chiếc mũi hình nón lớn, có lẽ dùng để che giấu hệ thống radar quét điện tử chủ động (AESA) cho phép chiếc tiêm kích này có thể phát hiện các mục tiêu từ xa và tấn công bằng tên lửa radar dẫn đường. Các mẫu về sau của J-20 cho thấy máy bay được trang bị thêm hệ thống tìm kiếm - hồng ngoại theo dõi và một hệ thống phát hiện mục tiêu điện quang để tấn công mặt đất.

Vai trò chính xác của J-20 vẫn chưa được xác định. Có vẻ nó được thiết kế cho những nhiệm vụ đường dài.

“Rồng bay” có thể thực hiện chức năng như tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga nhằm tiêu diệt các máy bay tiếp nhiên liệu trên không, máy bay cảnh báo sớm trên không, máy bay do thám và máy bay gián điệp. J-20 có thể là một máy bay ném bom tầm trung giống chiếc F-111 để tấn công vào các mục tiêu như căn cứ Okinawa và các khu vực đồn trú ở Nhật Bản.

Chúng ta sẽ giả định rằng J-20 là một chiếc máy bay tiêm kích tầm xa. Nếu đối đầu với F-15J thì ai sẽ giành chiến thắng?

Giả sử thiết kế của J-20 giúp ngăn ngừa hệ thống radar của đối phương thì F-15J sẽ gặp nhiều khó khăn để phát hiện ở khoảng cách xa. Tương tự, vì khả năng tàng hình không có nên F-15J sẽ dễ dàng bị các máy bay J-20 phát hiện. Điều này không tốt đẹp gì cho F-15J, nhất là khi J-20 được trang bị tên lửa PL-15. Từng được thử nghiệm thành công tháng 9.2015, PL-15 có thiết bị tìm diệt radar chủ động và sở hữu động cơ tên lửa đẩy xung kép (hoặc có thể được phóng từ một máy bay).

Ở khoảng cách gần thì F-15J sẽ có lợi thế hơn. Chiếc J-20 vẫn còn là một bí ẩn, nhưng F-15J rất xuất sắc ở khía cạnh thọc sâu đánh hiểm. Các thế hệ F-15 nổi tiếng với các cuộc không chiến và có thể tận dụng khả năng tấn công chớp nhoáng của mình cũng như khả năng kiểm soát linh hoạt hiếm có để chiếm được thế thượng phong.

Mặc dù đang ở giai đoạn thử nghiệm, nhưng J-20 vẫn chưa được gắn một khẩu pháo đúng nghĩa lên thân máy bay. Các chuyên gia quân sự nhận định khác nhau về tính hiệu quả của một khẩu pháo trang bị trên máy bay, nhưng trong một thế trận xáp lá cà, khả năng bắn liên tục từ khẩu pháo M-61 của F-15J có thể là một lợi thế sống còn quyết định chiến thắng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh (Theo NI) ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN