“Tiệm cơm 1K” ở Hà Nội của các giám đốc, giảng viên… hỗ trợ bệnh nhi ung thư

Anh Kiên và nhóm thiện nguyện mở “Tiệm cơm 1K” để giúp đỡ các bệnh nhi bị ung thư ở 2 bệnh viện tại Hà Nội.

Anh Trần Trung Kiên (35 tuổi, ở Ba Đình, Hà Nội) và nhóm thiện nguyện mở “Tiệm cơm 1K” để hỗ trợ các bệnh nhi bị ung thư tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai vào trưa thứ 5 và Chủ nhật hằng tuần. Sở dĩ đặt “Tiệm cơm 1K” bởi anh Kiên và nhóm bàn tính sẽ thu mỗi suất cơm 1.000 đồng để người ăn bỏ tiền ra mua và ăn trong tâm trạng thoải mái, vui vẻ, không bị mặc cảm. Tuy nhiên, do dịch COVID-19 ai cũng khó khăn nên nhóm anh quyết định trao cơm miễn phí.

Anh Trần Trung Kiên (35 tuổi, ở Ba Đình, Hà Nội) và nhóm thiện nguyện mở “Tiệm cơm 1K” để hỗ trợ các bệnh nhi bị ung thư tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai vào trưa thứ 5 và Chủ nhật hằng tuần. Sở dĩ đặt “Tiệm cơm 1K” bởi anh Kiên và nhóm bàn tính sẽ thu mỗi suất cơm 1.000 đồng để người ăn bỏ tiền ra mua và ăn trong tâm trạng thoải mái, vui vẻ, không bị mặc cảm. Tuy nhiên, do dịch COVID-19 ai cũng khó khăn nên nhóm anh quyết định trao cơm miễn phí.

Anh Kiên cho biết, 3 năm trước khi con gái anh bị ung thư nên anh đã xin xuất ngũ để đồng hành cùng con chạy chữa. Cũng kể từ đó đến nay anh bắt đầu làm công việc thiện nguyện song hành với việc kinh doanh tự do.

Anh Kiên cho biết, 3 năm trước khi con gái anh bị ung thư nên anh đã xin xuất ngũ để đồng hành cùng con chạy chữa. Cũng kể từ đó đến nay anh bắt đầu làm công việc thiện nguyện song hành với việc kinh doanh tự do.

Thời gian con gái anh Kiên nằm viện nên anh hiểu được nỗi khổ của các gia đình có cùng cảnh ngộ, do đó, anh Kiên đã ấp ủ mở “Tiệm cơm 1K”. Lên ý tưởng từ lâu nhưng phải đến tháng 10/2021 anh Kiên mới tìm được địa điểm lâu dài để bắt tay thực hiện.

Thời gian con gái anh Kiên nằm viện nên anh hiểu được nỗi khổ của các gia đình có cùng cảnh ngộ, do đó, anh Kiên đã ấp ủ mở “Tiệm cơm 1K”. Lên ý tưởng từ lâu nhưng phải đến tháng 10/2021 anh Kiên mới tìm được địa điểm lâu dài để bắt tay thực hiện.

 “Tôi may mắn khi được người em chơi cùng là chủ quán lẩu cho mượn bếp để nấu nướng. Mỗi tuần nhóm tôi chỉ nấu cơm và trao cơm 2 buổi thôi vì mọi người cũng bận đi làm. Những hôm nào nhóm tôi nấu cơm cho các bé thì quán em tôi cũng dừng nhận khách”, anh Kiên chia sẻ.

 “Tôi may mắn khi được người em chơi cùng là chủ quán lẩu cho mượn bếp để nấu nướng. Mỗi tuần nhóm tôi chỉ nấu cơm và trao cơm 2 buổi thôi vì mọi người cũng bận đi làm. Những hôm nào nhóm tôi nấu cơm cho các bé thì quán em tôi cũng dừng nhận khách”, anh Kiên chia sẻ.

Theo anh Kiên, hiện tại “Tiệm cơm 1K” của anh có hơn 10 thành viên. Mọi người ai cũng có công việc riêng, người thì làm giảng viên, công chức, giám đốc, kỹ sư nhưng rồi ai cũng thành đầu bếp, nhặt rau củ chuyên nghiệp. Tất cả vì các bạn nhỏ thiếu may mắn mắc bệnh hiểm nghèo, những người nghèo lang thang, cơ nhỡ.

Theo anh Kiên, hiện tại “Tiệm cơm 1K” của anh có hơn 10 thành viên. Mọi người ai cũng có công việc riêng, người thì làm giảng viên, công chức, giám đốc, kỹ sư nhưng rồi ai cũng thành đầu bếp, nhặt rau củ chuyên nghiệp. Tất cả vì các bạn nhỏ thiếu may mắn mắc bệnh hiểm nghèo, những người nghèo lang thang, cơ nhỡ.

Trước khi nấu cơm, anh Kiên liên hệ các phụ huynh có con đang điều trị trong viện, nhờ lập danh sách những gia đình có nhu cầu ăn cơm để chuẩn bị. Mỗi lần nhóm anh Kiên nấu từ 120 đến 160 suất, tuỳ thuộc vào lượng người đăng ký.

Trước khi nấu cơm, anh Kiên liên hệ các phụ huynh có con đang điều trị trong viện, nhờ lập danh sách những gia đình có nhu cầu ăn cơm để chuẩn bị. Mỗi lần nhóm anh Kiên nấu từ 120 đến 160 suất, tuỳ thuộc vào lượng người đăng ký.

Nhóm của anh Kiên ai cũng có công việc bận rộn nhưng mọi người đều sắp xếp thời gian hai buổi mỗi tuần để đến quán nấu cơm. Từ khi mở tiệm, cả nhóm nhận về vô vàn những lời nhắn đong đầy yêu thương.

Nhóm của anh Kiên ai cũng có công việc bận rộn nhưng mọi người đều sắp xếp thời gian hai buổi mỗi tuần để đến quán nấu cơm. Từ khi mở tiệm, cả nhóm nhận về vô vàn những lời nhắn đong đầy yêu thương.

Mỗi xuất cơm nhóm anh Kiên luôn làm đầy đặn nếu các bé không ăn hết bố mẹ sẽ ăn cùng. Cơm hộp dành cho các bé có 3 đến 4 món mặn, chưa kể bánh, sữa và hoa quả kèm theo.

Mỗi xuất cơm nhóm anh Kiên luôn làm đầy đặn nếu các bé không ăn hết bố mẹ sẽ ăn cùng. Cơm hộp dành cho các bé có 3 đến 4 món mặn, chưa kể bánh, sữa và hoa quả kèm theo.

Từng đưa con gái đi điều trị ung thư, anh Kiên luôn chú trọng đến thực đơn của các bé, nấu các món ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Trước khi chế biến một số món ăn mới, anh phải đăng lên nhóm hỏi ý kiến của bố mẹ các cháu trước khi thực hiện. Ngoài ra, nhóm anh Kiên cũng luôn thay đổi thực đơn để các bé không bị nhàm chán, có hôm bít tết, có hôm lại gà KFC.

Từng đưa con gái đi điều trị ung thư, anh Kiên luôn chú trọng đến thực đơn của các bé, nấu các món ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Trước khi chế biến một số món ăn mới, anh phải đăng lên nhóm hỏi ý kiến của bố mẹ các cháu trước khi thực hiện. Ngoài ra, nhóm anh Kiên cũng luôn thay đổi thực đơn để các bé không bị nhàm chán, có hôm bít tết, có hôm lại gà KFC.

Anh Quang Minh, 44 tuổi, quận Đống Đa, giảng viên một trường Đại học tại Hà Nội, cho biết, do dịch COVID-19 các trường đại học chuyển sang dạy trực tuyến nhưng hôm nào nhóm nấu cơm anh đã nhờ đồng nghiệp chuyển ca để đến quán nấu cơm cho các cháu. Theo anh Minh, mọi thành viên trong nhóm đều bận, nhưng vẫn có cách để cân bằng giữa công việc và việc thiện nguyện.

Anh Quang Minh, 44 tuổi, quận Đống Đa, giảng viên một trường Đại học tại Hà Nội, cho biết, do dịch COVID-19 các trường đại học chuyển sang dạy trực tuyến nhưng hôm nào nhóm nấu cơm anh đã nhờ đồng nghiệp chuyển ca để đến quán nấu cơm cho các cháu. Theo anh Minh, mọi thành viên trong nhóm đều bận, nhưng vẫn có cách để cân bằng giữa công việc và việc thiện nguyện.

Chị Vũ Mỹ Linh, 33 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội, thành viên của nhóm thiện nguyện chia sẻ, chị là nhân viên của công ty thoát nước Hà Nội, công việc bận rộn, chị thường ghé tiệm cơm vào chủ nhật. Theo chị Linh, mỗi suất cơm trao đến các bé là không đồng nhưng giá trị thực phải lên đến 40.000 – 50.000 đồng.

Chị Vũ Mỹ Linh, 33 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội, thành viên của nhóm thiện nguyện chia sẻ, chị là nhân viên của công ty thoát nước Hà Nội, công việc bận rộn, chị thường ghé tiệm cơm vào chủ nhật. Theo chị Linh, mỗi suất cơm trao đến các bé là không đồng nhưng giá trị thực phải lên đến 40.000 – 50.000 đồng.

Sau nhiều tiếng chuẩn bị nấu nướng đến khoảng 10h 30 là nhóm của anh Kiên chuẩn bị vận chuyển cơm lên xe để chở đến bệnh viện trao cho các bé.

Sau nhiều tiếng chuẩn bị nấu nướng đến khoảng 10h 30 là nhóm của anh Kiên chuẩn bị vận chuyển cơm lên xe để chở đến bệnh viện trao cho các bé.

Chị Cao Thị Phương (ở Hải Dương) cùng con gái đi nhận cơm cho biết, chị đưa con lên Hà Nội điều trị ung thư từ giữa tháng 10. Thấy nhóm anh Kiên phát cơm miễn phí chị đăng ký luôn cho con. Theo chị Phương, từ ngày vào viện, đây bữa cơm ngon nhất của chị và con gái từng ăn. Nó khiến chị vơi đi nỗi nhớ nhà.

Chị Cao Thị Phương (ở Hải Dương) cùng con gái đi nhận cơm cho biết, chị đưa con lên Hà Nội điều trị ung thư từ giữa tháng 10. Thấy nhóm anh Kiên phát cơm miễn phí chị đăng ký luôn cho con. Theo chị Phương, từ ngày vào viện, đây bữa cơm ngon nhất của chị và con gái từng ăn. Nó khiến chị vơi đi nỗi nhớ nhà.

 Nhận những suất cơm ngon nóng hổi, nhiều bệnh nhi cùng gia đình mong muốn nhóm anh Kiên mở thêm ngày nấu.

 Nhận những suất cơm ngon nóng hổi, nhiều bệnh nhi cùng gia đình mong muốn nhóm anh Kiên mở thêm ngày nấu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh An ([Tên nguồn])
Những phận đời kém may mắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN