Thực hư “trần sao, âm vậy” qua việc đốt vàng mã

Sự kiện: Thời sự

Nhiều phật tử quan niệm, đốt vàng mã sẽ rước nhiều lộc về nhà và báo hiếu được tổ tiên, thánh thần.

Thực hư “trần sao, âm vậy” qua việc đốt vàng mã - 1

 Đốt vàng mã là mê tín, dị đoan, lãng phí tiền của.

Cứ đến mùa lễ hội, nhà nhà lại sắm sửa tiền vàng lễ vật gửi xuống cõi âm cho tổ tiên. Các nơi bán đồ vàng mã mỗi năm lại xuất hiện những món đồ mới hiện đại. Với quan niệm “trần sao, âm vậy”, nhà nào cũng ra sức sắm sửa mong người nhà ở thế giới bên kia có cuộc sống tiện nghi nhất, có người tặng tổ tiên “biệt thự khổng lồ” hay những món đồ công nghệ đắt tiền.

Nhận thấy được sự lãng phí của phật tử, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trụ trì chùa Quán Sứ, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ký công văn đề nghị loại bỏ đốt vàng mã.

“Đốt vàng mã ở Việt Nam do có từ lâu đời nên đã trở thành nét văn hóa, nhưng đang bị lạm dụng như một sự mê tín. Việc đề xuất cấm đốt vàng mã chúng tôi đã nghiên cứu từ mấy năm trước. Đây mới chỉ là bước đầu. Việc cấm thế nào phải chờ cơ quan chức năng có kế hoạch cụ thể", Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu nói.

Trước ý kiến cho rằng, đốt vàng mã sẽ rước nhiều lộc về nhà, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam cho rằng, đây là một quan niệm sai lầm.

Hòa thượng Thích Thiện Tâm lý giải, đạo Phật không không có tập tục đốt vàng mã. Tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Hoa. Người Việt Nam bị ảnh hưởng. Tập tục của họ đã lây nhiễm sang ta một cách đương nhiên, thái quá, bật cập. Tư tưởng đốt vàng mã có nhiều lộc là mê tín, dị đoan. Xã hội ngày càng phát triển, việc đốt vàng mã lại càng trở nên phô trương và mang tính trào lưu.

Thực hư “trần sao, âm vậy” qua việc đốt vàng mã - 2

 Hòa thượng Thích Thiện Tâm răn dạy cho các phật tử. 

Dưới góc nhìn bao dung của đạo Phật, việc báo hiếu tổ tiên bằng vật chất không phải là điều xấu. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, ngày càng có nhiều người sử dụng vật chất thái quá, đốt vàng mã cho tổ tiên nhưng mang tính chất đổi chác, cầu mong tư lợi.

“Đốt vàng mã không phải là cách duy nhất bày tỏ hiếu kính với tổ tiên, thánh thần. Cái đó không thực tế đâu. Nếu đốt vàng mã thì người dưới âm, thánh thần sao sử dụng được. Phật không cảm nhận được lòng thành từ người đốt vàng mã. Chính vì thế, đốt vàng mã là lãng phí, mọi phật tử nên bỏ đi”, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam răn dạy.

Cũng theo Hòa thượng Thích Thiện Tâm, đốt vàng mã không mang tính nhân quả, thậm chí có hại nhiều hơn (xảy ra các vụ cháy nổ, ô nhiễm môi trường).

“Thay vì dùng tiền mua vàng mã đốt thì các phật tử hãy phụng dưỡng cha mẹ, phục vụ xã hội hoặc công đức ủng hộ những người nghèo đói, trẻ mồ côi. Các phật tử cũng nên tu dưỡng rèn luyện đạo đức, mở mang trí tuệ, làm việc tốt cho bản thân, bớt đi lòng tham sân si để lời nói, ý nghĩa của mình có lợi cho người khác. Phật tử hãy tu tâm, dưỡng tính, tu thần, tu phật, đừng để để tham sân si làm hại mình, làm hại người khác”, Hòa thượng Thích Thiện Tâm nói.

Theo bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ VHTTDL, tập tục đốt vàng mã đã có từ lâu, ăn sâu vào tâm thức người dân Việt Nam nên rất khó từ bỏ trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, hạn chế và loại bỏ việc đốt vàng mã là rất cần thiết, tránh lãng phí tiền của, ô nhiễm môi trường, nguy cơ mất an toàn tại các cơ sở thờ tự.

Bộ VHTTDL đã ban hành các công văn gửi các địa phương hướng dẫn, tuyên truyền vận động việc thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, cơ sở thờ tự tín ngưỡng trong đó có việc hạn chế đốt vàng mã, đồ mã trong những năm gần đây.

Theo đó, nếu người dân muốn đốt thì phải đốt đúng nơi quy định, không đốt bừa bãi. Đối với các vi phạm cũng đã có quy định xử phạt.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bỏ tục đốt vàng mã

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị hướng dẫn đồng bào phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, tục đốt vàng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN