Thủ tướng trả lời cử tri về tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu lên 1,8 triệu
Trả lời ý kiến cử tri về tăng lương cơ sở, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã trình cấp có thẩm quyền, dự kiến sẽ nâng lương cơ sở từ 1,49 triệu lên 1,8 triệu, tăng khoảng 20,8% , từ ngày 1-7-2023.
Ngày 13-10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị TP Cần Thơ đã tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV tại Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
Cử tri Ngô Thanh Tiến phản ánh về vấn đề thiếu thuốc và vật tư y tế kéo dài mấy tháng qua. Ảnh: NHẪN NAM
Tại đây, nhiều cử tri đã bày tỏ ý kiến về nhiều vấn đề của đất nước và TP Cần Thơ. Cụ thể, cử tri Lê Thị Ngọc Xuân (quận Ninh Kiều) mong muốn Chính phủ quan tâm xem xét tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, nâng phụ cấp cho cán bộ bán chuyên trách…
Cử tri Ngô Thanh Tiến phản ánh về tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế tại các bệnh viện đã được nói nhiều trong thời gian qua và kéo dài cho đến nay. Ông Tiến mong muốn Chính phủ, Quốc hội quan tâm, giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Trong phần trả lời, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Cùng với đó, Thủ tướng đã trả lời, thông tin lại 1 số vấn đề cử tri nêu ra. Cụ thể:
- Về tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, Thủ tướng cho biết, vấn đề này Nghị quyết 27/2018 đã nói từ 1-7-2021 chúng ta cải cách tiền lương theo nghị quyết trung ương. Tuy nhiên do đại dịch diễn ra khốc liệt nên chúng ta phải tập trung nguồn lực giải quyết vấn đề chống dịch.
Tuy nhiên, đối với người lao động trong các doanh nghiệp thì ba năm vừa qua, mỗi năm đều có tăng lương. Năm vừa rồi mới tăng lương cơ bản cho đối tượng chính sách.
Theo Thủ tướng, vừa qua, Chính phủ đã trình cấp có thẩm quyền, dự kiến sẽ nâng lương cơ sở từ 1,49 triệu lên 1,8 triệu, tăng khoảng 20,8%, dự kiến thực hiện từ ngày 1-7-2023.
Nguồn lực thực hiện đang rà soát lại, cân đối, nâng mức lương cơ sở lên cho cán bộ, công chức, viên chức. Một số ngành đặc thù cũng đã chỉ đạo cơ quan liên quan rà soát thêm.
Còn đối với phụ cấp các tổ tự quản xã, phường… Thủ tướng cho biết, các cấp đang nghiên cứu để phù hợp tình hình, đảm bảo nhiệm vụ và đảm bảo sức lao động của những người tham gia vào công việc này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời ý kiến cử tri tại hội nghị tiếp xúc ngày 13-10. Ảnh: NHẪN NAM
- Về thuốc và vật tư y tế, Thủ tướng nói, sau đại dịch, thuốc chữa bệnh trên thế giới cũng có đứt gãy. Cạnh đó, chúng ta xây dựng chính sách với điều kiện bình thường nhưng vừa qua có những cái xuất hiện không bình thường nên cơ chế chính sách có những cái không phù hợp.
Như vậy, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, việc hết hạn đăng ký lưu hành của một số loại thuốc; một số khó khăn liên quan đến đấu thầu thuốc, văn bản pháp luật liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế còn có một số nội dung chưa rõ, chưa cụ thể; bên cạnh đó một số cán bộ sợ trách nhiệm,vì vậy, thời gian vừa qua, việc này xảy ra rất đáng tiếc, gây bức xúc trong xã hội.
“Chúng tôi đã chỉ đạo quyết liệt, chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm điểm trách nhiệm, rút kinh nghiệm làm tốt hơn” – Thủ tướng cho biết.
Cũng theo Thủ tướng, giải pháp sắp tới, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, cử một Phó thủ tướng phụ trách theo dõi để đôn đốc xử lý. Bộ Y tế đang triển khai khắc phục tình trạng trên, nhất là rà soát lại các cơ chế chính sách, văn bản pháp luật, điều chỉnh lại để phù hợp tình hình, phù hợp với yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Bộ Y tế phối hợp Bộ Tài chính và BHXH rà soát các vướng mắc trong các quy định hiện hành liên quan bảo hiểm, cơ chế về giá, thuốc, đấu thầu…
Bộ Y tế phải chủ động rà soát và chủ động đề xuất những vướng mắc, sửa các Thông tư 14, 15.
Bộ Tài chính rà soát các quy định về mua sắm quy định tại Thông tư 58. Chính phủ cũng sửa một số nghị định; sửa quy định về đấu thầu tập trung, đàm phán giá đối với vật tư sinh phẩm…
Liên quan đến vấn đề xăng dầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết phản ứng chính sách của một số cơ quan liên quan từ trung ương đến địa phương chưa kịp thời, chưa hiệu...
Nguồn: [Link nguồn]